Bài 2: Lắng nghe ý kiến từ cơ sở
Sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Nội: Bước khởi động hướng tới tinh gọn bộ máy |
Những tâm tư
Phường Trung Tự (quận Đống Đa) gồm 24 tổ dân phố với 4.210 hộ dân. Sau khi kiện toàn, từ 24 tổ dân phố của phường sẽ giảm xuống còn 14. Ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự cho biết, để công tác sáp nhập các tổ dân phố trên địa bàn hiệu quả, phường đã tổ chức các bước triển khai bài bản, lấy ý kiến và sự đồng thuận của người dân, từ đó lên phương án.
Tổ dân phố là “cánh tay nối dài” của chính quyền phường, xã, bởi vậy vai trò đi đầu của đảng viên, không ngại khó ngại khổ là hết sức quan trọng. |
Cụ thể, từ ngày 20 – 25/10/2019 phường tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả để nghiên cứu. Đáng chú ý, tỷ lệ đại diện các hộ gia đình nhất trí đạt khoảng trên 89%. Song song với việc thực hiện kiện toàn sáp nhập tổ dân phố, UBND phường đã triển khai đề án 21-ĐA/TU về sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phường; Đề án 02-ĐA/TU của Quận ủy Đống Đa, Đề án 01-ĐA/TU của phường Trung Tự… Bàn về những thuận lợi, khó khăn trong công tác sáp nhập, ông Nguyễn Ngọc Phương chia sẻ, mỗi địa bàn có đặc thù riêng nên điểm quan trọng là trong quá trình triển khai, nếu “vướng” ở đâu thì sẽ “gỡ” ở đó. Lấy ví dụ, việc sáp nhập các tổ dân phố ở Trung Tự sẽ thuận lợi khi làm sơ đồ địa giới. Khi chia tổ chỉ cần khoanh vùng các tòa nhà chung cư là địa giới đã thể hiện tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, ở phường Thổ Quan kế bên việc khoanh địa giới sẽ gặp khó khăn hơn khi đặc thù gồm nhiều nhà thấp tầng, nhiều ngõ ngách.
Ông Nguyễn Ngọc Phương cũng cho biết, khi sáp nhập các tổ dân phố băn khoăn lớn nhất của người dân là các địa điểm họp, sinh hoạt tập thể. Nhiều ý kiến còn bày tỏ trực tiếp rằng, quy mô tổ sau sáp nhập quá lớn, trong khi đó trên địa bàn phường chỉ có 2 nhà sinh hoạt cộng đồng. “Để khắc phục, trước mắt, phường đã động viên các tổ dân phố vận dụng, mượn các cơ sở vật chất, trường học trên địa bàn để họp hành” – ông Phương chia sẻ giải pháp gỡ vướng mắc.
Băn khoăn của phường Trung Tự không phải là cá biệt. Tại phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng), hiện có 12 địa bàn dân cư với 57 tổ dân phố, dự kiến sau khi sắp xếp số tổ trên địa bàn giảm xuống còn 21 tổ dân phố. Bà Lê Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Lương cho biết, việc sáp nhập các tổ dân phố góp phần tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, từ đây cũng không ít thách thức đặt ra cho công tác quản lý và cán bộ cơ sở.
Nói cách khác, sau sáp nhập tổ dân phố, khối lượng công việc lớn gấp nhiều lần, phân cấp lại ngày càng mạnh cho cơ sở, nhưng số người làm sẽ ít đi. Trong khi đó, tổ dân phố có thể gọi là “cánh tay nối dài” của UBND phường xã, những việc như điều tra dân số và nhà ở, các tổ trưởng tổ dân phố phải dẫn điều tra viên đến từng nhà để rà soát. Nếu chỉ có 1 tổ trưởng và không có tổ phó, áp lực lên tổ trưởng tổ dân phố sẽ nhiều hơn.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Anh Tuấn Bí thư Chi bộ 2, phường Khương Thượng (quận Đống Đa) chia sẻ, theo quy định mới, tổ dân phố sau sáp nhập không còn tổ phó, trừ số ít tổ dân phố có 600 hộ trở lên. Trong khi đó, những năm gần đây, tổ trưởng liên tục triển khai quy định mới từ Trung ương, Thành phố, quận, phường đến người dân. Bởi vậy, nếu có bố trí thêm tổ phó để phụ giúp trong công việc sẽ giảm đi nhiều áp lực.
Phát huy vai trò đi đầu của đảng viên
Sáp nhập, sắp xếp thôn, tổ dân phố có những khó khăn, vướng mắc là thực tế gặp phải trên nhiều địa bàn. Tuy nhiên, trước những khó khăn, vai trò đi đầu của đảng viên lại càng được khẳng định rõ nét. Bà Vũ Thị Chi, Bí thư Chi bộ khu dân cư số 4, phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) cho biết, với việc sáp nhập tổ dân phố, sau khi xây dựng đề án từ UBND phường, dưới địa bàn dân cư cũng đã họp tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến từ đảng viên, người dân. Đây là bước quan trọng rất lớn, tạo nên sự đồng thuận, tiếng nói chung trong các chủ trương.
Theo bà Vũ Thị Chi, cũng như nhiều địa phương khác, tại phường Trần Hưng Đạo, công tác sáp nhập cũng có những khó khăn nội tại như: Thiếu địa điểm để sinh hoạt tổ dân phố, địa bàn rộng trong khi người chuyên trách ít đi, tăng áp lực công việc… Tuy vậy, những khó khăn sẽ từng bước được tháo gỡ, điều quan trọng bậc nhất là chủ trương được nhân dân ủng hộ và đảng viên không ngại khó, ngại khổ. “Quan điểm của tôi là sáp nhập càng sớm, càng đi vào ổn định. Để các tổ dân phố mới đi vào ổn định, tôi cho rằng vai trò của đảng viên là rất lớn.
Những cán bộ, đảng viên có tác dụng gương mẫu, đi đầu trong mọi công tác. Bên cạnh đó, hướng dẫn các đồng chí tổ trưởng tổ dân phố mới có được sự tin tưởng, ủng hộ đi sâu, đi sát vào nhân dân hơn. Động viên các đồng chí tiếp tục tham gia công tác, đóng góp tại tổ dân phố. Từ đó, dám nói thẳng, nói thật những vấn đề còn tồn tại của tổ dân phố mà cần phải rút kinh nghiệm. Mạnh dạn nêu lên những thiếu sót, tiếp tục sửa chữa để giữ vững các tổ dân phố, khu dân cư mới bền vững” - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 4 nêu quan điểm.
Còn ông Trần Văn Đạo, Tổ trưởng tổ dân phố số 9 (cũ) phường Trung Tự lại cho rằng, sự gương mẫu, cố gắng đi sâu, đi sát vào thực tế của người đảng viên là hết sức quan trọng. Theo ông Đạo, trách nhiệm của tổ dân phố là rất lớn, bởi vì Tổ dân phố là “cánh tay nối dài” của chính quyền. Người tổ trưởng phải nắm rõ, nắm chắc cơ sở thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Sau sáp nhập tổ dân phố, theo nhẩm tính của tôi, phải mất khoảng 3-6 tháng chúng tôi mới nắm bắt được hết tình hình trong tổ dân phố mới. Việc sát nhập tổ dân phố gặp nhiều thuận lợi, nhưng khó khăn cũng không ít, tuy nhiên với sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân, cấp ủy, tôi tin rằng chúng tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, làm hết trách nhiệm của bản thân, của một người đảng viên” - ông Trần Văn Đạo chia sẻ.
Đánh giá cao vai trò đi đầu của đảng viên, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Lương Lê Thị Phương Thảo cho biết, khi phương án sáp nhập tổ dân phố đưa ra, dù gặp nhiều khó khăn nhưng các đồng chí đảng viên vẫn luôn ủng hộ. Sau khi sáp nhập, tại phường Thanh Lương sẽ có 21 Chi bộ, mỗi Chi bộ lãnh đạo 1 tổ dân phố. Đây sẽ là nền tảng quan trọng, tạo nên sự đồng thuận, gắn kết với người dân khi triển khai các nhiệm vụ.
Từ thực tế cho thấy, việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Nội để đạt được hiệu quả thì cần xây dựng kế hoạch, lộ trình sáp nhập cụ thể. Đồng thời, nhìn ra được những vướng mắc, lắng nghe ý kiến từ cơ sở, từ đó tập trung làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, tích cực tuyên truyền đến người dân về lợi ích của việc sáp nhập.
(Còn nữa)
Đinh Luyện – Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 25/12/2024 11:54
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 22:11
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42