Bài 2: Không ngừng khai phá để phát triển
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản Bài 1: Đánh thức tiềm năng Tây Hồ Hà Nội phát triển thêm gần 900 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình |
Đổi mới, phát triển không gian văn hóa sáng tạo
Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quận Tây Hồ đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, quận Tây Hồ tiếp tục khẳng định vai trò của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội của quận. Với mục tiêu đó, trong thời gian qua, cán bộ và nhân dân quận Tây Hồ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát huy tối đa những thế mạnh là thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng cho Tây Hồ.
Quận Tây Hồ nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như xôi Phú Thượng, đào Nhật Tân... |
Nhằm phát huy những giá trị văn hóa, xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch, văn hóa của Thủ đô, thời gian qua, quận Tây Hồ tiếp tục đầu tư quy hoạch, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn nhằm bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch.
Tính riêng năm 2023, quận Tây Hồ đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao lớn trên địa bàn. Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó, quận cũng phối hợp tổ chức thành công sự kiện Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội tại Không gian văn hóa sáng tạo quận với điểm nhấn là Chương trình nghệ thuật “Vũ điệu kết đoàn” do hơn 1.200 cán bộ, đảng viên, nhân dân quận biểu diễn. Chương trình cũng xác lập kỷ lục Việt Nam với số lượng người tham dự đông đảo.
Đặc biệt, để đưa Tây Hồ phát triển thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô và phát triển Hồ Tây, quận đã đẩy mạnh nhân rộng các không gian văn hóa sáng tạo. Cụ thể, quận đã đổi mới hoạt động của phố đi bộ Trịnh Công Sơn bằng cách mỗi phường, mỗi tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… tổ chức nghệ thuật vào tối thứ 7, chương trình nghệ thuật có sự tham gia của nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và chính những người dân Tây Hồ. Đây là một trong những nét mới riêng có của quận Tây Hồ trong phong trào văn hóa, văn nghệ, giúp rút ngắn khoảng cách, tạo cơ hội cho chính mỗi người dân trên địa bàn được phát triển tài năng nghệ thuật, đóng góp vào sự phát triển văn hóa của địa phương.
Các đại biểu trải nghiệm công nghệ thực tế ảo giới thiệu điểm du lịch tại địa bàn quận Tây Hồ. |
Ngoài phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ đầu tư xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo gắn với di sản và công trình có giá trị di sản như: Không gian văn hóa sáng tạo trình diễn nghệ thuật truyền thống và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (phủ Tây Hồ), không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề làm giấy dó của làng Yên Thái xưa gắn với di tích lịch sử đình Trích Sài, không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề truyền thống xôi Phú Thượng gắn với di tích lịch sử đình Phú Gia...
Đưa công nghệ số để phát triển du lịch văn hóa
Nhằm phát huy hiệu quả của chuyển đổi số, bắt nhịp xu hướng hiện đại hóa, quận Tây Hồ đã triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nền tảng (số hóa) phục vụ công tác bảo tồn văn hóa, quản lý di tích và phát triển du lịch quận Tây Hồ”, nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn, đồng thời thông tin nhanh nhất tới người dân và du khách về văn hóa du lịch quận Tây Hồ. Trong đó, ứng dụng “Tay Ho 360” (trên App Store và CH Play) trang web có địa chỉ truy cập: https://tayho360.vn; https://tayho360.com được triển khai nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin về du lịch và văn hóa của cả người dân địa phương và du khách.
Việc đổi mới, phát triển các không gian văn hóa sáng tạo giúp xây dựng hình ảnh quận Tây Hồ đẹp hơn, hấp dẫn hơn trong lòng du khách. |
Tiêu biểu như: Đêm Giao thừa năm Giáp Thìn 2024, “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” do UBND quận Tây Hồ phối hợp cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam và đơn vị triển khai Công ty Cổ phần Giải pháp Kinh doanh Corex tổ chức đã thu hút hàng trăm nghìn người thưởng lãm. Màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2.024 drone tái hiện hình ảnh Vua Lý Thái Tổ, cảnh rồng bay và những danh lam, thắng cảnh của vùng đất Thăng Long - Hà Nội trong thời khắc vượng khí giao thoa đất trời. “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” gửi gắm hy vọng về một năm mới Giáp Thìn rực rỡ, một năm của sự đột phá, thăng hoa và niềm tin vùng đất “Rồng bay lên” luôn vững vàng trên con đường phát triển, phồn thịnh góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, khẳng định vị thế sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. Lễ hội được đông đảo người dân Thủ đô và khách du lịch hào hứng đón nhận.
Cùng với đó, quận Tây Hồ tổ chức kết nối các địa danh, di tích lịch sử - văn hóa, điểm du lịch xung quanh hồ Tây như bãi đá sông Hồng, thung lũng hoa, không gian văn hóa - phố đi bộ Trịnh Công Sơn để hình thành những tuyến du lịch hoàn chỉnh, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm, du lịch đêm… Quận cũng triển khai đề án “Phát triển trồng hoa sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh hồ Tây”, nhằm nhân rộng và khôi phục những hồ sen Bách Diệp với hương thơm đặc trưng của sen Tây Hồ, góp phần gìn giữ giống sen quý và duy trì nghề ướp trà sen truyền thống tại phường Quảng An... Đó chính là nền tảng để quận Tây Hồ phát triển thêm những không gian văn hóa sáng tạo mới.
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: Quận Tây Hồ đang tập trung xây dựng không gian văn hóa sáng tạo đặc trưng không chỉ nhằm phục vụ vui chơi, giải trí cộng đồng mà những không gian đó sẽ “đánh thức” nguồn lực và lợi thế tiềm năng. Xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo sẽ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, tạo sức hấp dẫn cho quận Tây Hồ, lan tỏa cảm hứng sáng tạo, ý thức bảo tồn văn hóa lịch sử trong mỗi người dân và du khách. Đó cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh quận Tây Hồ đẹp hơn, hấp dẫn hơn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm vùng đất này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49