Ở đâu khó, ở đó có Công đoàn

Bài 1: Chuyện của nữ cán bộ Công đoàn xung phong vào tâm dịch

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 ập đến Bắc Giang, số lượng ca bệnh tăng nhanh khiến hàng loạt nhà máy phải tạm đóng cửa, khu dân cư tạm thời bị phong tỏa. Không kịp trở tay, phần lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp khu công nghiệp là người ngoại tỉnh rơi vào cảnh khó khăn… Trong thời điểm cam go đó, nhiều công nhân đã “cầu cứu” đến sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn và cán bộ Công đoàn Bắc Giang thực sự đã trở thành điểm tựa - không chỉ về vật chất mà cả niềm tin để công nhân lao động tiếp tục vượt qua gian khó, vươn lên trong cuộc sống.
Phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong ngày đầu triển khai tiêm vắc xin Báo Lao động Thủ đô và Nhóm từ thiện Mai Vàng hỗ trợ quà cho công nhân tỉnh Bắc Giang trị giá 50 triệu đồng Hàng chục “Siêu thị 0 đồng” mở ra, giúp công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vững tin chống dịch

Em biết trước là sẽ rất khó khăn, thậm chí là nguy hiểm rình rập, em cũng biết đã bước vào đó thì chỉ khi nào hết dịch mới được về nhà, em chỉ có 4 tiếng để đưa ra quyết định và thu vén công việc gia đình… Nhưng thời điểm đó không có nhiều thời gian để suy nghĩ, đắn đo, Thân Thị Mai Liên - nữ cán bộ Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã xung phong xin vào “nằm vùng” trong Khu Công nghiệp, để cùng đồng nghiệp chăm lo, hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động của mình.

Bài 1: Chuyện của nữ cán bộ Công đoàn xung phong vào tâm dịch
Thân Thị Mai Liên vào Bệnh viện thăm, động viên lao động nữ quê ở Lạng Sơn, vượt cạn một mình ở viện trong thời điểm dịch bệnh.

Xung phong lao vào điểm nóng

Thời điểm tỉnh Bắc Giang gồng mình chống dịch, trong tháng 5/2021, tôi có 2 chuyến công tác lên với công nhân, viên chức, lao động tỉnh Bắc Giang để trao quà, chia sẻ với công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tôi đã nghe kể nhiều về Thân Mai Liên, nhưng thời điểm đó em đang ở trong “vùng cấm”, cách ly nghiêm ngặt nên chưa có cơ hội tiếp cận. Sau này, khi có cơ hội trò chuyện, Liên kể: Dịch bắt đầu xảy ra tại Bắc Giang từ 27/4, khi đó cơ quan vẫn đi làm bình thường. Ngày 8/5, tỉnh có lệnh phong tỏa. 4h sáng hôm đó, anh Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp nhắn tin cho em không phải xuống cơ quan nữa (nhà Liên ở thành phố Bắc Giang, cơ quan đóng tại Khu Công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên).

Bài 1: Chuyện của nữ cán bộ Công đoàn xung phong vào tâm dịch
Thân Thị Mai Liên tỉ mẩn chuẩn bị những bộ quần áo sơ sinh, chia từng túi nhỏ để chuyển tới những lao động nữ đến kỳ sinh, đang ở trong khu cách ly, phong tỏa.

“Nhận được tin nhắn đó, em rất suy nghĩ. Trước ngày có lệnh phong tỏa, em đã nhận được rất nhiều tin nhắn, đề nghị được giúp đỡ từ các công đoàn cơ sở và người lao động. Dịch bệnh căng dần lên, nếu Công đoàn Khu chỉ có 2 lãnh đạo trực, chắc sẽ rất vất vả. Với ý nghĩ không thể để các đồng nghiệp, công đoàn cơ sở, người lao động của mình vất vả ở tâm dịch, chắc chắn tới đây sẽ còn nhiều khó khăn… Vậy là em quyết định xin phép bố mẹ và chồng, nhờ mọi người hỗ trợ việc nhà, chăm sóc cho hai con (một bé 9 tuổi, một bé 5 tuổi). Đúng 8h sáng, em gọi điện báo cáo Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, xin được vào cơ quan làm việc. Lúc đó, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Văn Cảnh đã phân tích các tình huống, nói em cần suy nghĩ kỹ, bởi “đã đi vào khu phong tỏa, chỉ khi nào hết dịch mới được về”... Nhưng, bản thân đã quyết tâm cao và đã thu xếp mọi việc cá nhân nên em báo cáo, xin phép lãnh đạo đầu giờ chiều sẽ đi.

Vậy là từ chiều 8/5, Liên xách balo lên đường, bắt đầu những ngày tháng cùng đồng nghiệp “nằm vùng” tại Khu Công nghiệp Đình Trám - một trong những điểm nóng của tâm dịch Bắc Giang khi đó - để có cơ hội tiếp cận, trợ giúp cho hàng chục nghìn đoàn viên, người lao động trong khu cách ly.

Những thời khắc khó quên

Chia sẻ về đoàn viên, người lao động cần sự trợ giúp của tổ chức Công đoàn, Thân Thị Mai Liên cho biết: Họ là lao động từ các tỉnh miền núi xa xôi như Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Lạng Sơn… đến làm việc, thuê trọ trên địa bàn tỉnh nhà. Không có người thân, nên khi có lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội càng trở nên khó khăn để có thể tiếp cận với các dịch vụ, sự hỗ trợ, nhất là những lao động nữ đang trong thời kỳ thai sản…

Liên kể: Thời điểm đó, em nhận được rất nhiều tin nhắn từ công đoàn cơ sở cơ sở và người lao động đang mắc kẹt trong khu cách ly đề nghị hỗ trợ để chuẩn bị sinh con. Trong đó, Liên nhớ nhất hoàn cảnh một nữ công nhân quê ở Thanh Hóa mới sinh con tại khu nhà trọ, đề nghị được hỗ trợ thêm tã lót, đồ ăn cho mẹ con. Cũng bị cách ly trong Khu Công nghiệp, không thể ra ngoài nên Liên đã cầu cứu đồng nghiệp hỗ trợ giúp đồ ăn, quần áo…

“Khi nhận được túi đồ, bản thân em cũng rất cảm động, bởi cùng với quần áo, tã bỉm, giấy ướt cho con là hộp thịt rang với nghệ dành cho bà mẹ mới sinh. Nhận được quà, người lao động của em cũng cảm động và thấy ấm lòng vì sự quan tâm, trợ giúp kịp thời của tổ chức Công đoàn”, Liên chia sẻ.

Bài 1: Chuyện của nữ cán bộ Công đoàn xung phong vào tâm dịch
Lời cảm ơn từ cán bộ công đoàn cơ sở đến Thân Thị Mai Liên và cán bộ Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ lao động nữ.

"Không chỉ có bà mẹ sau sinh, mà lao động nữ chuyển dạ, chuẩn bị sinh, cũng gọi cầu cứu đến cán bộ Công đoàn. Đó là một trường hợp một lao động nữ quê ở Tuyên Quang”, Liên nhớ lại. Bạn công nhân đó mang thai ở tháng thứ chín, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đã về quê mua sắm đồ đầy đủ, chuẩn bị tinh thần sau này sẽ về quê sinh con. Sau nghỉ lễ, bạn ấy xuống Bắc Giang làm thêm nửa tháng để nhận nốt tháng lương, nhưng bất ngờ ngày 8/5 Bắc Giang có lệnh phong tỏa. Ông bà chủ nhà trọ đã ngoài 70 tuổi, không còn nơi cầu cứu, không kịp chuẩn bị đồ đạc, công đoàn cơ sở và người lao động đã khẩn thiết nhờ tới Công đoàn các Khu Công nghiệp. Không ngần ngại, Liên và các đồng nghiệp đã kêu gọi sự trợ giúp, kịp thời chuyển đồ đến hỗ trợ công nhân; đồng thời làm việc với chính quyền địa phương để sớm hôm sau mở chốt, liên hệ với cơ sở y tế địa phương để hỗ trợ người lao động sinh con được an toàn.

Bài 1: Chuyện của nữ cán bộ Công đoàn xung phong vào tâm dịch
Thân Thị Mai Liên và cán bộ Công đoàn các Khu Công nghiệp rất vui khi nhận được các tin nhắn, cuộc điện thoại cảm ơn từ đoàn viên, người lao động.

Trong câu chuyện với tôi về những thời khắc khó quên, có lúc câu chuyện giữa chúng tôi trùng xuống khi Liên nhắc đến một hoàn cảnh của lao động nữ là F1 quê ở Lạng Sơn. 8h sáng, khi nhận được thông tin từ công đoàn cơ sở, Liên chỉ biết là có nữ công nhân đang cách ly ở huyện Lục Ngạn, chuẩn bị sinh con Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, cần sự trợ giúp của Công đoàn. Nhưng khi liên hệ được với bác sĩ ở bệnh viện, Liên mới hay thai nhi đã bị chết lưu ở tuần thứ 30. Hỏi thêm nữ công nhân thì được biết, chồng em ở Lạng Sơn, cũng đang nằm viện. Một mặt động viên tinh thần, an ủi người lao động, một mặt Liên liên hệ với bệnh viện và cơ quan chức năng để gia đình ở Lạng Sơn được phép vào Bắc Giang làm thủ tục đón em bé về chôn cất.

Liên tâm sự: Cùng cảnh phụ nữ với nhau, bản thân đã từng vượt cạn, nên em rất đồng cảm, hiểu được cảm giác tủi thân thế nào khi không có người thân bên cạnh vào những giây phút đó. Và mình cũng là mẹ, nên cũng cảm nhận được nỗi đau của người mẹ… Trước mất mát đó, cán bộ Công đoàn chúng em chỉ biết động viên, an ủi phần đoàn viên của mình, hỗ trợ cho người lao động quần áo, sữa, và chút tiền để bồi bổ sức khỏe.

Bài 1: Chuyện của nữ cán bộ Công đoàn xung phong vào tâm dịch
Cán bộ Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang mang sữa tới nhà cho lao động nữ đang thực hiện cách ly.

Vất vả, hiểm nguy, nhưng thời gian qua Liên và các đồng nghiệp đều sẵn sàng làm với nhiệt huyết, tinh thần cao nhất vì đoàn viên, người lao động của mình. Đáp lại tình cảm đó, Liên và cán bộ Công đoàn các Khu Công nghiệp rất vui khi nhận được các tin nhắn, cuộc điện thoại cảm ơn từ đoàn viên, người lao động. "Tình cảm trân trọng đó của đoàn viên với cán bộ Công đoàn khiến chúng em có động lực để tiếp tục đồng hành với đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp của mình", Thân Thị Mai Liên bày tỏ.

Lan Ngọc

(Bài 2: Thắm đượm tình đồng chí, nghĩa đồng bào)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

(LĐTĐ) Nội dung Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hợp đồng. Người sử dụng lao động phải điều chỉnh chế độ lương phù hợp nhưng không được cắt giảm chế độ có lợi cho người lao động. Từ 1/7/2024, không bắt buộc trả thêm 7% lương cho người có trình độ cao hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động