"Ánh trăng"

Con người có thể chối bỏ, lãng quên nhiều thứ, nhưng mỗi chúng ta hãy hiểu rằng” Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”.

Có lẽ, ít bài thơ nào về trăng lại để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm như bài “Ánh trăng“ của nhà thơ Nguyễn Duy. Đến với bài thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên mà còn bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí vô cùng sâu sắc.

ÁNH TRĂNG

(Nguyễn Duy)

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Thình lình đèn vụt tắt

phòng buyn- đinh tối om

vội mở tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Bài thơ là một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời một con người. Khổ thơ đầu mở ra một khoảng không gian bao la cùng với sự vận động không ngừng của thời gian:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Với giọng kể thủ thỉ, tâm tình “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”, Nguyễn Duy đã gợi lại một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành và nhất là quãng thời gian cả dân tộc bước vào cuộc chiến tranh trường kì chống Mỹ cứu nước. “Hồi nhỏ” ấy là cả một kỉ niệm đẹp nơi miền quê yêu dấu với không gian êm đềm, thanh bình và trong sáng. Tuổi ấu thơ, con người được thoả thuê ngụp lặn trong cái mát lành, dịu ngọt của quê hương. Theo năm tháng, con người lớn lên, vào chiến trường, trăng sát cánh cùng người lính trong những đêm “chờ giặc tới”, cùng người lính trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù để rồi “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, và hôm nay, trăng trở thành quá khứ, kỉ niệm đẹp của con người. Một quá khứ đẹp đẽ, ân tình gắn với hạnh phúc của mỗi người và của cả đất nước. Người lính đã từng tự dặn lòng “ gỡ không bao giờ quên”.

Nhưng, sau tuổi thơ và chiến tranh, khi người lính giã từ núi cao rừng sâu để trở về thành phố, nơi đô thị hiện đại thì mọi việc đã bắt đầu đổi khác:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Chiến tranh qua đi. Thời gian, không gian, điều kiện sống đều thay đổi. Người lính hôm nay không còn phải chịu cảnh “nếm mật nằm gai” trong rừng nữa. Cuộc sống hiện đại hoá với ánh điện cửa gương đã làm át đi ánh sáng trong trẻo của vầng trăng năm nào. Và thật phũ phàng, người lính đã quên đi cái vầng trăng tình nghĩa năm xưa, quên đi tình cảm chân thành, quá khứ đẹp đẽ…để vầng trăng trở thành “người dưng qua đường”.

Sự lãng quên, vô tình, bạc bẽo ấy có thể sẽ là mãi mãi nếu không có một tình huống bất ngờ đã xảy ra:

Thình lình đèn vụt tắt

phòng buyn- đinh tối om

vội mở tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Sự xuất hiện của vầng trăng thật đột ngột, ở vào thời điểm không ngờ “thình lình đèn điện tắt”. Con người vốn quen với “ánh điện cửa gương” không chịu nổi cảnh tối om trong phòng buyn đinh đã hối hả “bật”, “tung” cửa sổ để đi tìm nguồn sáng. Trong hoàn cảnh đó, con người gặp lại người bạn tri kỉ năm nào. Hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ, tự nhiên đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, soi vào căn phòng tối om, chiếu lên gương mặt đang ngửa lên nhìn trời của con người chính là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong suy nghĩ và tình cảm của người lính hôm nay, làm sáng lên góc tối, đánh thức sự ngủ quên trong tình cảm của con người:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.

Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt. Mặt ở đây là mặt trăng. Con người đối mặt với trăng như đối diện vơí người bạn tri kỉ của mình. Không chỉ con người nhìn trăng mà trăng cũng đang đối diện với con người. Hay nói một cách chính xác là quá khứ đang đối diện với thực tại; nghĩa tình chung thuỷ đang đối lập với quên lãng và bạc bẽo. Đối diện với trăng, con người thấy lương tâm mình thức tỉnh. Chính cuộc đối thoại không lời ấy đã khiến con người “rưng rưng” dù không có một lời trách móc. “Rưng rưng” không chỉ bởi anh được gặp lại người bạn nghĩa tình gắn bó năm nào mà còn là nỗi niềm khi được trăng đánh thức bao nhiêu kỉ niệm của một thời đẹp đẽ mà anh vô tình quên lãng. Tất cả như đang ùa về “Như là đồng là bể, như là sông là rừng”, trong đó có quá khứ xa và gần, có quê hương, có thiên nhiên tươi đẹp, có cả những gian nan, vất vả một thời.

Khổ thơ cuối của bài thơ dồn nén bao tâm trạng:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Trăng hiện ra cao thượng và vị tha biết chừng nào. Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương, đồng bào, đồng chí đồng đội... Đó cũng có thể coi là sự sám hối của người lính năm xưa.

Những ai lỡ quên đi, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá, lỡ chối bỏ qúa khứ một lần đọc bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy chắc cũng sẽ có cái “giật mình” tự trách lương tâm như thế. Con người có thể chối bỏ, lãng quên nhiều thứ, nhưng mỗi chúng ta hãy hiểu rằng "ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”.

Lê Thanh Hồng

(Trường THPT Phù Cừ - Hưng Yên)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

(LĐTĐ) Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 để giải tỏa cơn nóng đầu mùa, nhiều người đã chọn đến biển Cửa Lò để hóng gió và tắm mát.
Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

(LĐTĐ) Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da.
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.

Tin khác

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động