An toàn lao động ở làng nghề Đa Sỹ

(LĐTĐ) Được biết đến là làng nghề có truyền thống lịch sử lâu đời, nghề rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) đã và đang là công việc đưa lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, do đặc thù công việc, người lao động vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn lao động. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi khói bụi nơi làm việc, những nguy cơ về đứt chân, đứt tay cũng luôn “rình rập” người lao động từng phút, từng giờ.
Cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động Chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho đoàn viên

Đổi mới phương thức sản xuất tạo việc làm cho nhiều lao động

Chúng tôi tìm đến với làng nghề rèn Đa Sỹ trong một buổi sáng mùa Thu. Từ sáng sớm, những bếp lò của các gia đình làm nghề đã sáng rực. Những tiếng búa nèn, tiếng các chủ xưởng và khách hàng nói chuyện với nhau khiến không khí tại làng nghề thêm phần tấp nập.

An toàn lao động ở làng nghề Đa Sỹ
Người lao động làng nghề Đa Sỹ chủ động đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. (Ảnh: Lê Thắm)

Theo các cụ trong làng kể lại, làng nghề Đa Sỹ đã có từ thế kỉ XVII. Thời gian này, có 2 ông Nguyễn Thuần và Nguyễn Thuật đi theo nghĩa quân tới giúp đỡ người dân sản xuất các vật dụng hằng ngày như cuốc, xẻng. Khi chiến tranh bắt đầu, 2 ông hướng dẫn thêm cho người dân nghề rèn mã tấu, kiếm để phục vụ kháng chiến. Hòa bình lặp lại, 2 ông truyền thụ cho người dân những món nghề tinh xảo hơn. Khi 2 cụ mất đi, dân làng cảm kích công ơn nên tôn 2 ông làm ông tổ làng nghề Đa Sỹ.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, sản phẩm của làng nghề Đa Sỹ ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Nếu như trước đây, sản phẩm của làng nghề chỉ được bán tại các khu chợ của miền Bắc thì hiện tại, các sản phẩm làng nghề đã được phân phối khắp cả nước. Để bắt kịp với xu hướng quốc tế, làng nghề Đa Sỹ cũng đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu tới thị trường nước ngoài. Do có thị trường rộng, nguồn khách hàng ổn định, thế nên, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, làng nghề Đa Sỹ dường như không chịu nhiều ảnh hưởng.

So với trước đây, phương thức sản xuất của làng nghề Đa Sỹ cũng có sự thay đổi rõ nét. Thay vì sử dụng phương tiện thô sơ, công nghệ hiện đại sản xuất bằng máy móc đã du nhập và được áp dụng phổ biến tại làng nghề.Tính tới thời điểm hiện tại, làng rèn Đa Sỹ đã có trên 100 hộ sản xuất búa máy. Với việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng công nghiệp và chuyên môn hóa kỹ thuật hiện đại, trung bình một lò rèn hiện đại có thể sản xuất ra gần 1000 sản phẩm mỗi ngày với khoảng 7 công nhân làm việc liên tục.

Việc áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất cũng tạo công ăn việc làm cho đông đảo nhân dân địa phương và người lao động trên địa bàn lân cận. Với mỗi công nhân làm thuê tại các xưởng sản xuất, nguồn thu nhập trung bình mỗi tháng đạt khoảng trên 3 triệu đồng tùy vào vị trí việc làm và hiệu quả công việc.

Dù sản xuất theo hình thức nào thì chất lượng sản phẩm của làng nghề Đa Sỹ luôn được đặt lên hàng đầu. Gắn bó với nghề rèn đến nay đã trên 40 năm, cửa hàng nhỏ của ông Hoàng Văn Cung, chủ cơ sở sản xuất Cung Hà lúc nào cũng tấp nập khách hàng. Hiện tại, cửa hàng của ông Hà nhận sửa chữa dao kéo và sản xuất các loại dao nhưng số lượng dao có sẵn không nhiều, phần lớn là làm theo đơn đặt trước của khách hàng.

“Nhiều gia đình họ thường chạy theo số lượng, thế nhưng, suốt cuộc đời làm nghề, tôi chỉ mong tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Do có kinh nghiệm làm lâu năm nên sản phẩm của gia đình được ưa chuộng và tin tưởng. Có trường hợp khách quen tới làm dao, trả tiền rồi nhưng lại mất cả tháng mới quay lại lấy dao là chuyện bình thường.”- ông Hoàn Văn Cung chia sẻ.

Nâng cao an toàn lao động bắt đầu từ ý thức người lao động

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy, tình trạng mất an toàn trong quá trình lao động vẫn còn tồn tại ở làng nghề rèn Đa Sỹ. Từ nhu cầu lớn của thị trường, nhiều gia đình đã dùng máy để thay thế các bước rèn bằng tay để tiết kiệm thời gian, công sức. Thế nhưng, việc phát triển và đổi mới phương thức sản xuất cũng đưa đến nhiều nguy cơ mất an toàn cho chính người lao động.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Hà (chủ cơ sở sản xuất Cung Hà, làng nghề Đa Sỹ) cho hay, làm nghề cơ khí thì tai nạn lao động là điều không thể tránh khỏi. Những tai nạn có thể nhìn thấy là tai nạn do lửa rèn bắn làm bỏng tay chân, các mảnh dụng cụ bị văng, vỡ có thể gây đứt chân, đứt tay, thậm chí còn có trường hợp mù mắt. Theo bà Hà, so với trước đây, tình trạng mất an toàn trong quá trình làm việc cũng đã được cải thiện hơn, tuy nhiên, chỉ cần một phút mất cảnh giác thì tình trạng mất an toàn lao động hoàn toàn có thể xảy ra.

Không chỉ tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn lao động, những người làm nghề rèn tại Đa Sỹ cũng phải sống chung với khói bụi của làng nghề. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, mặt bằng sản xuất của người dân nơi đây ngày càng bị thu hẹp, phần lớn xưởng sản xuất đều gắn liền với nhà ở. Nhiều người dân tỏ ra lo lắng vì không chỉ những người lao động chính trực tiếp làm nghề bị ảnh hưởng mà cả gia đình và những người xung quanh cũng phải hứng chịu khói bụi và tiếng ồn.

Không chấp nhận bầu không khí ô nhiễm, anh Lê Ngọc Lâm (chủ cơ sở sản xuất Lâm Ánh) đã đầu tư hệ thống hút bụi trực tiếp để làm giảm tác động của khói bụi tới sức khỏe của công nhân và chính gia đình mình. Chia sẻ về ý tưởng sáng tạo ra chiếc máy hút bụi, anh Lâm cho biết, qua quá trình làm nghề, anh nhận thấy khói bụi nhiều nên đã quyết định lắp đặt hệ thống hút bụi. Chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên anh Lâm đã tới một số làng nghề gỗ để tìm hiểu về loại máy trên, thấy làng nghề gỗ sử dụng hiệu quả nên anh làm theo. Dựa trên tình hình thực tế, anh Lâm cũng có sáng tạo riêng cho phù hợp với đặc điểm của cơ sở sản xuất.

“Tôi lắp máy hút bụi cách đây khoảng 4 năm, tới hiện tại, đây là cơ sở duy nhất có máy hút bụi có thiết kế hiện đại như thế này. Bụi sau khi được hút sẽ được cho vào phòng có chứa nước để lắng dần, sau đó chỉ còn khí bay ra ngoài, phòng chứa càng cao càng rộng thì bụi khí luẩn quẩn trong đó càng lâu. Nếu xả trực tiếp ra ngoài thì sẽ rất ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe.”- anh Lâm cho biết.

Với vai trò là chủ cơ sở sản xuất, anh Lâm cũng nâng cao cảnh giác đối với nguy cơ mất an toàn lao động tại xưởng. Bản thân anh Lâm đã từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn lao độngdo bộ phận truyền động của máy gây kéo, cán, kẹp, cắt. Để hạn chế nguy cơ mất an toàn, anh lâm đã sử dụng các vật dụng che chắn những phần nguy hiểm của máy.Dù biết tai nạn đứt chân, đứt tay do lao động thủ công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên anh Lâm vẫn thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở thợ nâng cao cảnh giác, chú tâm khi làm việc.

Được thành lập từ năm 2001, Hiệp hội Làng nghề Đa Sỹ đã và đang hoạt động có hiệu quả, từng bước mở rộng thị trường cho các sản phẩm của làng nghề. Bên cạnh việc phát triển làng nghề, những năm qua, làng nghề rèn chưa ghi nhận trường hợp tai nạn nghiêm trọng gây nguy hại tới tính mạng người lao động.Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, người dân làng nghề Đa Sỹ cũng đang từng ngày đối mặt với nguy cơ tai nạn do mất an toàn lao động.

Với việc đảm bảo an toàn lao động cho người lao động tại làng nghề, Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ đã có sự vào cuộc kịp thời bằng cách nâng cao hiểu biết cho các hộ gia đình về an toàn lao động. Theo ông Hoàng Quốc Chính – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Đa Sỹ, hàng năm, chính quyền phường, quận đã phối hợp với Hiệp hội mở các lớp tập huấn trao đổi kiến thức về an toàn lao động cho người dân như tư vấn tư thế ngồi làm, để đồ điện cho đảm bảo an toàn…

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Đa Sỹ Hoàng Quốc Chính,để đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối, phần lớn vẫn là do ý thức người lao động. Trong quá trình làm việc, người lao động phải tự trang bị đồ bảo hộ cho mình, thấy bụi thì phải đeo khẩu trang; khi rèn thì phải đeo kính để tránh những tia lửa bắn vào mắt. Hay khi làm việc, người lao động phải tập trung, không được lơ là vì chỉ cần một phút mất cảnh giác thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất an toàn lao động./.

Lương Hằng- Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động gửi thư về báo Lao động Thủ đô bày tỏ băn khoăn: Trong trường hợp công ty còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được giải quyết chế độ như thế nào, có được hưởng lương hưu ngay không?
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Ngay sau khi nắm thông tin về vụ hỏa hoạn tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cán bộ khẩn trương nắm bắt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chăm sóc, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các nạn nhân.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Anh Trần Văn Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi: Bố tôi đã nghỉ hưu được 1 năm, nhưng do đơn vị nơi bố tôi làm chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên chưa được lĩnh lương hưu. Vậy, chúng tôi cần làm thế nào để được hưởng lương hưu?
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Lành (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Hằng tháng, công ty đều trích thu nhập của tôi để đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi, làm sao để biết công ty có đóng tiền về cơ quan Bảo hiểm xã hội hay không, hay đang nợ tiền của người lao động?
Xem thêm
Phiên bản di động