Ấm áp tinh thần sẻ chia
Từ chiến dịch xã hội hóa vắc xin…
Sau gần 3 tháng yên ắng, làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát và nhanh chóng lây lan ra 42 tỉnh thành với diễn biến nhanh chưa từng có. So với ba lần bùng phát dịch trước, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định đợt dịch lần thứ 4 này có diễn biến phức tạp hơn, khả năng sẽ kéo dài hơn các đợt dịch trước. Dịch xảy ra tại nhiều địa phương với nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch cùng thời điểm, xuất hiện nhiều biến chủng mới, với khả năng lây nhanh, rộng hơn, mạnh hơn. Đó là lý do số ca nhiễm mới liên tục tăng, xâm nhập vào khu công nghiệp, bệnh viện.
Dù dịch diễn biến phức tạp, nhưng tâm thế chống dịch ở làn sóng Covid-19 thứ tư này khác trước. Đó là vắc xin phòng dịch đã có, và Việt Nam cũng bắt đầu tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch từ ngày 8/3. Công cụ hữu hiệu nhất để đẩy lùi Covid-19 lúc này không gì khác, chính là vắc xin.
Các đơn vị, doanh nghiệp ngành Ngân hàng ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 |
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chiều 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ quyết tâm đẩy lùi đợt dịch này, kiên trì thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế - xã hội. Để đẩy lùi dịch bệnh phải thực hiện bằng được chiến lược vắc xin.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ tập trung chỉ đạo; các bộ, địa phương phải tập trung thực hiện bằng được, với phương châm quyết liệt, thần tốc hơn nữa, hiệu quả hơn. Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng chống Covid-19 cho người dân.
Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến để tiêm đủ cho 75 triệu người dân (tương đương khoảng 75% dân số Việt Nam), lượng vắc xin phải mua lên đến 150 triệu liều với tổng kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng. Ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng. Ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp khoảng 9.200 tỷ đồng.
Đến nay, Việt Nam đã nhận được gần 40 triệu liều vắc xin, đang tiếp cận các nguồn khác để có khoảng 100 triệu liều vắc xin; đồng thời trong năm 2021 cố gắng có 150 triệu liều vắc xin để tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Đây là mục tiêu quan trọng để Việt Nam chuyển từ phòng ngự sang tấn công, kiểm soát dịch; sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
...đến những con số ấn tượng
Phong trào xã hội hóa nguồn kinh phí mua vắc xin Covid-19 để phòng dịch đang lan tỏa trong cộng đồng, được các tầng lớp nhân dân quan tâm, tích cực hưởng ứng, là sự thể hiện sinh động truyền thống "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc. Sự đồng lòng, chung sức của mỗi con người, mỗi tập thể dù ít hay nhiều cũng góp phần chia sẻ khó khăn với Nhà nước trong cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh.
Đến 22h ngày 5/6, tổng số tiền các tổ chức, doanh nghiệp, bộ ngành, địa phương đóng góp cho Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 là 6.600 tỷ đồng và 17 tỷ đồng đóng góp nhận được qua tin nhắn. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đơn vị tiên phong, tích cực đóng góp đồng hành phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Có thể kể đến những cái tên doanh nghiệp cùng những con số ấn tương như, Tập đoàn Vingroup tặng Bộ Y tế 30 máy xét nghiệm qua hơi thở. Tập đoàn Vingroup đã đàm phán thành công với Công ty Breathonix (Singapore), nhà sản xuất máy xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở đầu tiên trên thế giới – để đưa thiết bị này về Việt Nam từ nay đến hết tháng 8/2021.
Khi biết tin Singapore đã cấp phép cho thiết bị xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở đầu tiên trên thế giới, Tập đoàn Vingroup đã liên hệ để mua thiết bị này và trao đổi để giúp ngành y tế nâng cao năng lực xét nghiệm, giảm áp lực cho cán bộ, nhân viên lấy mẫu. Trước đó, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trao gói tài trợ 1 triệu liều vắc xin để Bộ Y tế tiêm cho người dân. Đến nay, Tập đoàn này đã tài trợ cho quá trình chống dịch ở Việt Nam gần 2.300 tỷ đồng.
Tập đoàn Sungroup góp 320 tỷ đồng để mua vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho người dân. So với một số tập đoàn khác, Sungroup đưa ra thông tin này muộn hơn một chút. Trên thực tế, họ chuyển khoản xong 300 tỷ vào tài khoản Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 mới công bố thông tin. Còn 20 tỷ, tập đoàn này chi thông qua một dự án vì cộng đồng. Trước đó, Sungroup đã âm thầm hỗ trợ công tác chống dịch khoảng 190 tỷ đồng.
Chưa kể, tập đoàn này đã hỗ trợ Đà Nẵng, Hải Dương xây 2 bệnh viện dã chiến một cách thần tốc. Như vậy, ngoài hai bệnh viện dã chiến, Sungroup đã đóng góp khoảng 510 tỷ đồng giúp chống dịch Covid-19. Một lãnh đạo tập đoàn này còn cam kết, Sungroup sẽ tiếp tục thu xếp ngân sách để giúp các tỉnh trọng điểm về du lịch phòng chống dịch.
Từ góc độ của ngành Ngân hàng, từ năm 2020 đến nay, tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành Ngân hàng đã dành khoảng 500 tỷ đồng, riêng 5 tháng đầu năm 2021 là khoảng 200 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng chống Covid-19, mua sinh phẩm chẩn đoán Covid-19, mua vắc xin...
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã vận động các ngân hàng thể hiện quyết tâm chung tay thực hiện mục tiêu của Bộ Chính trị, của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin. Ngày 21/5/2021, 4 Ngân hàng Thương mại là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank mỗi ngân hàng ủng hộ 25 tỷ đồng để mua vắc xin.
Với ngân sách gần 60 tỷ đồng, ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19, Tập đoàn Novaland liên tiếp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong công cuộc phòng, chống đại dịch. Trong đó, Tập đoàn triển khai mạnh mẽ việc đồng hành mua vắc xin phòng ngừa Covid-19 nhằm chung tay với cộng đồng cũng như chia sẻ gánh nặng với ngân sách Nhà nước.
Chương trình được thực hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và ngày 3/6, Tập đoàn đã chung tay đóng góp 10 tỷ đồng cho công tác mua vắc xin Covid-19 tại Bình Thuận và sẽ tiếp tục triển khai tại Lâm Đồng.
Trước đó, Tập đoàn này còn trao tặng trực tiếp đến Bệnh viện Nhân dân 115 các trang thiết bị Y tế chuyên dụng, cấp thiết, công nghệ cao như máy lọc máu liên tục, máy giúp thở, phòng áp lực âm vào tháng 4/2020; trao tặng 2 xe cấp cứu với trị giá 5 tỉ đồng đến Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây chỉ là những cái tên điển hình, còn rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp dành nguồn ngân sách lớn, hỗ trợ Chính phủ mua vắc xin, vật tư thiết bị y tế phòng, chống Covid-19. Lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá một trong những bài học thành công của Việt Nam trong ba đợt dịch trước đó là huy động và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp đều góp công, góp sức chống Covid-19. Đây cũng sẽ là động lực giúp cả nước sớm chiến thắng đợt dịch thứ tư đang diễn biến rất phức tạp./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15