Ấm áp "nghĩa đồng bào" trong cơn đại dịch
Nghĩa tình Công đoàn trong mùa đại dịch Những món quà Tết ấm nghĩa tình “Cây ATM gạo- Nghĩa tình Gia Lâm": Trợ giúp kịp thời hàng vạn người cơ nhỡ, khó khăn |
Nằm đối diện cổng chính Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (tổ 15, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) là nơi phần lớn những bệnh nhân mắc ung thư đang điều trị ở Bệnh viện K thuê trọ. Đa phần họ đều là người nghèo ở các tỉnh đến chữa bệnh ung thư. Sau mỗi lần xạ trị, họ lại về đây nghỉ ngơi.
Những xuất cơm miễn phí được vận chuyển đến vào giờ ăn trưa. |
Khi Bệnh viện K cơ sở Tân Triều bị phong toả do có các ca mắc Covid-19, nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở "xóm ung thư" đã động viên nhau ở lại không về quê theo yêu cầu phòng, chống dịch của Thành phố. Tuy nhiên, do các cửa hàng kinh doanh quanh khu vực cũng được yêu cầu ngừng kinh doanh nên nhiều người bệnh không thể nấu ăn đã không có chỗ ăn uống.
Chứng kiến những khó khăn mà các bệnh nhân gặp phải, một số chủ nhà trọ cùng các nhóm tình nguyện đã kêu gọi cùng chung tay hỗ trợ bệnh nhân của Bệnh viện K vượt qua đại dịch.
Sáng 16/5, đúng 10 giờ, chiếc xe tải nhỏ loại 5 tạ từ từ dừng lại trước hàng rào phong toả của Tổ dân phố 14 (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông). Ngay sau đó, một nhóm người mang khẩu trang gồm: Đân quân, nhân viên y tế, những chủ trọ và ngươi dân quanh đấy đã khẩn trương hỗ trợ vận chuyển những xuất cơm từ xe xuống và xếp ngay ngắn vào một bên phía sau hàng rào cách ly.
Ông Nguyễn Thế Linh (Tổ Quản lý đô thị phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) vừa hướng dẫn sắp xếp các xuất cơm vừa chia sẻ: “Từ ngày có lệnh cách ly Bệnh viện K đến giờ, đặc biệt là lúc tiến hành cách ly khu vực Tổ dân phố 14, cuộc sống và điều kiện mọi người ở đây gặp nhiều khó khăn. Chính nhờ sự hỗ trợ của chính quyền cũng như các mạnh thường quân đã góp phần giúp người ở đây vượt qua được khó khăn hiện tại”. |
Một bệnh nhân ung thư nhận được xuất cơm miễn phí từ chương trình. |
Những bệnh nhân không ra ngoài được vì lý do sức khoẻ thì người nhà có thể ra lấy nhưng cần đảm bảo đúng số lượng. |
Ngoài những xuất cơm nghĩa tình được trao đến tận tay bệnh nhân và người nhà trong khu cách ly thì còn có sự hi sinh và đóng góp thầm lặng của những con người ngày đêm túc trực ở các điểm chốt dịch.
Lực lượng chức năng luôn có mặt tại các điểm nóng phòng, chống dịch trong khu vực. |
Bà Trịnh Thị Thanh Huyền (Nhân viên y tế phường Kiến Hưng) cho biết: "Ngay sau khi nhận thông tin Bệnh viện K cơ sở Tân Triều cách ly y tế, đội ngũ nhân viên y tế phường chúng tôi đã nhận công việc túc trực tại đây. Ngoài việc chốt chặn, chúng tôi còn tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho tất cả những người liên quan".
Khi được hỏi lúc đi làm nhiệm vụ phòng dịch như thế này có lo lắng là sẽ lây nhiễm cho người thân không thì bà Huyền cho hay: “Nếu nói có sợ lây nhiễm hay không, chúng tôi khẳng định là có. Tuy nhiên, mình lo lắng bao nhiêu thì mình càng tự biết cách bảo vệ mình. Đó cũng chính là cách mình bảo vệ người thân, cộng đồng trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp”.
Bà Trịnh Thị Thanh Huyền hỗ trợ việc phát cơm và thực hiện nhiệm vụ tại chốt phong toả. |
Không chỉ có đội ngũ nhân viên y tế mà lực lượng chức năng cũng đã có mặt 24/24 tại điểm chốt. Nhiều người thậm chí cả tuần nay vẫn chưa biết mùi cơm nhà. Thậm chí, có những lúc mệt mỏi đến nuốt không trôi nhưng mọi người vẫn động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
"Từ ngày 7/5, Tổ chúng tôi chia nhân lực thay nhau túc trực 3 ca mỗi ngày để đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại đây. Nhiều bữa có những người không muốn ăn, có thể chỉ uống cốc nước vì thấm mệt nhưng vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình. 10 ngày nay, thời tiết khắc nhiệt như thế nào thì chúng tôi chỉ thấy công việc của mình không thể nào áp lực, vất vả như đội ngũ y, bác sĩ được" - ông Nguyễn Thế Linh (Tổ Quản lý đô thị phường Kiến Hưng) chia sẻ.
Mở hộp cơm với đầy đủ thức ăn. Anh Xuân (một bệnh nhân Bệnh viện K) tâm sự, chỉ có trong hoạn nạn mới thấy rõ nghĩa tình đồng bào. |
Cứ như vậy, trong suốt hơn một tuần qua, ngày qua ngày, không cần ai bảo, cứ đến đúng giờ, mọi người lại tụ lại với nhau như nhận nhiệm vụ mới. Nhận cơm, nhận đồ tiếp tế, họ lại cùng tỏa ra các phòng trọ để hỗ trợ những người khó khăn. Những phần cơm hay những vật dụng nhỏ hàng ngày và không thể thiếu là các vật dụng y tế chính là nghĩa tình của "đồng bào" động viên họ vượt qua khó khăn, chung tay chống đại dịch Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01