95% sinh viên mong muốn lập trình trở thành bộ môn chính
Microsoft vừa công bố kết quả của một báo cáo mới tại Châu Á Thái Bình Dương, trong đó chia sẻ phần lớn sinh viên tại Việt Nam nhận ra giá trị của việc học lập trình và tiềm năng giúp kiến tạo công việc cho họ. Hơn thế, báo cáo cũng chỉ ra rằng, sinh viên đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà trường và cha mẹ trong việc học lập trình, báo hiệu việc gia tăng nhận thức cho cải thiện kỹ năng- là một phần quan trọng trong tương lai nghề nghiệp hiện đại.
Là một phần thuộc dự án Microsoft YouthSpark #WeSpeakCode, báo cáo được tiến hành vào tháng 2/2015 trên 1,850 sinh viên dưới 24 tuổi từ 8 quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dương[1], bao gồm Việt Nam, về mong muốn học lập trình của họ. Tham dự khảo sát là sinh viên thuộc nhiều nền tảng giáo dục, bao gồm Nghệ thuật và Xã hội, Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Toán học (STEM), Kinh doanh và các ngành học phổ cập khác.
60767
Theo báo cáo, 95% sinh viên Việt Nam muốn hiểu thêm về lập trình và 83% mong muốn đây sẽ là môn học chính trong trường học của họ. Điều này gợi mở về tiềm năng lập trình có thể trở thành môn học được yêu thích và thu hút được sự chú tâm và trí tưởng tượng của sinh viên, giúp tạo ra được nhiều kết quả tích cực. Báo cáo cũng nhấn mạnh: sinh viên Việt Nam có hiểu biết rộng về tầm ảnh hưởng của công nghệ tới doanh nghiệp và xã hội. 88% sinh viên nói rằng việc lập trình là quan trọng cho tương lai nghề nghiệp của họ và 73% đồng ý rằng việc lập trình sẽ có ảnh hưởng tới mọi nghề nghiệp trong tương lại.
“Kết quả của báo cáo Microsoft chỉ ra rõ ràng rằng phần lớn sinh viên Việt Nam đều hiểu rõ giá trị của việc học lập trình. Biết lập trình sẽ giúp họ bổ sung được kỹ năng cơ bản của thế kỷ 21 và chuẩn bị cho thành công của họ trong tương lai. Vì thế giới của chúng ta đang chuyển dịch tới xu hướng “Ưu tiên di động, Ưu tiên đám mây” nên việc quan trọng đối với các chuyên gia giáo dục trong khu vực là không nên đắn đo về việc có nên đưa lập trình thành một môn học hay không, mà nên phân tích để tích hợp môn học này vào giáo trình càng sớm càng tốt”, Ông Nguyễn Việt Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo eDT nhấn mạnh. Capture3Những kết quả đáng chú ý khác từ báo cáo bao gồm:
Về lợi ích của lập trình, 62% nói rằng lập trình giúp họ suy nghĩ logic hơn, 52% nói rằng lập trình giúp họ hiểu hơn về thế giới số hiện đại;
Mặc dù thông thường đây là lĩnh vực mà nam giới thống trị, khảo sát vẫn chỉ ra khoảng 90% các chàng trai và 85% các cô gái ở Việt Nam nghĩ rằng lập trình là quan trọng với họ cho nghề nghiệp tương lại;
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, sinh viên Việt Nam có nhận thức tốt về công nghệ, và hơn 91% sinh viên xã hội và nghệ thuật, những thành phần được coi là không quan tâm đến công nghệ và khoa học, lại muốn học lập trình.
60766
60767
60767
Khảo sát cũng cho thấy, sinh viên Việt Nam muốn học lập trình đều nhận được sự ủng hộ tương đối mạnh mẽ từ các bậc phụ huynh và trường học: 66% sinh viên có cơ hội để học lập trình tại trường, dù là môn học chính hoặc ngoại khóa và 63% chia sẻ rằng, cha mẹ họ thấy lập trình là quan trọng đối với tương lai. Ngoài ra, 92% sinh viên cho biết họ sẵn sàng chấp nhận học thêm về lập trình thường xuyên.
Trong thực tế, 57% học sinh ở Việt Nam đã tìm hiểu các chương trình ngoài lớp học và học lập trình thông qua các hướng dẫn trực tuyến. Để hỗ trợ các giáo viên tiếp tục triển khai xu hướng tích cực này, Microsoft đã duy trì chiến dịch Microsoft YouthSpark #WeSpeakCode tại Châu Á Thái Bình Dương. Năm nay là một năm đầy thú vị với rất nhiều các sự kiện đa dạng đóng góp bởi mười ba nước trong khu vực nhằm tạo cảm hứng cho thanh niên, giúp họ thử tay nghề lập trình, trở thành người sáng tạo.
Dù sinh viên có kiến thức lập trình ở mức độ nào, mới học 1 giờ, đã học 1 học kỳ, hay đã chuyên sâu ở mức độ nhiều năm, chiến dịch Capture4của Microsoft sẽ kết nối cảm hứng lập trình của sinh viên tới các công cụ, tài nguyên và cung cấp những kinh nghiệm cần thiết, giúp họ biến những ý tưởng sáng tạo của mình thành hiện thực.
Thu Hương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06