3 biến thể Omicron không nên xem nhẹ

Dưới đây là những lí do không nên xem nhẹ các triệu chứng của 3 biến thể Omicron phổ biến nhất.
Số trẻ em mắc Covid-19 tăng tại nhiều nước: Biến thể Omicron vẫn đáng lo ngại Một dòng phụ của biến chủng Omicron đang phát triển nhanh, lan tới 40 quốc gia

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Omicron là biến thể mới nhất được quan tâm bởi nó chiếm phần lớn các ca nhiễm COVID-19 trên thế giới. Hiện nay, biến thể này đang thống trị trên toàn cầu, chiếm hầu hết các kết quả báo cáo về tình hình dịch bệnh của GISAID (bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2).

3 biến thể Omicron không nên xem nhẹ

Trong 1 cuộc họp báo, nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO, đã giải thích về sự khác nhau giữa các biến thể phụ Omicron và sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 (TAG-VE).

Các biến thể phụ của Omicron là gì?

3 biến thể Omicron không nên xem nhẹ

Omicron hay biến thể B.1.1.529 là sự kế thừa của biến thể Delta. Nó được tạo nên từ một số chủng phụ và những chủng phổ biến nhất, trong đó là BA.1, BA 1.1. và BA.2, WHO cho biết.

Ngay lúc này, biến thể phụ BA.2 là mối quan tâm chính của các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế. Ngoài ra, còn có một biến thể phụ nữa là BA.3 Omicron.

Trong vài tuần qua, có rất nhiều trường hợp liên quan đến biến thể phụ BA.2 Omicron đã được phát hiện.

Vào ngày 26/11, Omicron được tuyên bố là 1 biến thể đáng lo ngại bởi các yếu tố như: tăng khả năng lây truyền hoặc thay đổi bất lợi trong dịch tễ học COVID-19; có tác hại nặng hơn, có sự thay đổi về các biểu hiện bệnh lâm sàng; làm giảm hiệu quả của các biện pháp xã hội và y tế công cộng (phương pháp chẩn đoán, vacine, phương pháp điều trị có sẵn).

Mặc dù, nhiều người bệnh có các triệu chứng nhẹ hơn nhưng những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe vẫn rất cao.

Các triệu chứng của biến thể phụ BA.1

3 biến thể Omicron không nên xem nhẹ

BA.1 là biến thể phụ đầu tiên của biến thể Omicron được phát hiện sau biến thể Delta của COVID-19. Tính đến ngày 19/1, chủng BA.1 chiếm 97,4% báo cáo của GISAID và có 69-70 đoạn trong protein đột biến.

Các triệu chứng phổ biến thường thấy khi nhiễm COVID do Omicron gây ra như: đau họng, cảm lạnh, chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, đau người và sốt nhẹ. Còn triệu chứng mất khứu giác và vị giác thì không gặp phải trong đợt nhiễm thứ 2.

Theo một nghiên cứu, BA.1.1 có 40 đột biến còn 3 biến thể khác được phát hiện ở Nam Phi. Ngày 10/2/2022, khi BA.2 chiếm 1% tổng số ca nhiễm, thì BA.1.1. đã xuất hiện ở 69 quốc gia.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của biến thể phụ BA.1.1 không khác biệt so với các biến thể khác.

Các triệu chứng của biến thể phụ BA.2

3 biến thể Omicron không nên xem nhẹ

WHO cho hay, "BA.2 khác với BA.1 ở quá trình di truyền, nó có sự khác biệt về axit amin trong protein đột biến và các protein khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng BA.2 có lợi thế tăng trưởng hơn BA.1 và đang tiếp tục để tìm hiểu về lợi thế này. Nhưng theo dữ liệu ban đầu, cho thấy, BA.2 dễ truyền nhiễm hơn BA.1, hiện vẫn là biến thể Omicron phổ biến nhất”.

“Sự khác biệt về khả năng truyền nhiễm này dường như ít hơn nhiều, ví dụ như khác biệt giữa BA.1 và Delta. Hơn nữa, dù sự tăng trưởng BA.2 đang lớn dần theo tỷ lệ so với chủng Omicron khác (BA.1 và BA.1.1), nhưng vẫn có sự sụt giảm ở các trường hợp trên toàn cầu”, theo WHO.

Biến thể BA.2 được cho là chủng lây lan nhanh nhất trong số các biến thể phụ Omicron. Nó gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, đau họng, khó thở, ho dai dẳng, mệt mỏi.

Dù không có triệu chứng riêng biệt nào khác, nhưng theo phát hiện của 1 số nghiên cứu cho hay, biến thể này có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng.

Khả năng thoát khỏi miễn dịch của biến thể phụ này liên quan đến tình trạng của bệnh, tuy nhiên, như WHO đã thông báo, BA.2 có mức độ nghiêm trọng giống với các chủng phụ khác của Omicron.

Điểm mấu chốt

3 biến thể Omicron không nên xem nhẹ

Các biểu hiện của triệu chứng mắc COVID ở mỗi người đều khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh còn phụ thuộc vào cơ chế miễn dịch của cơ thể khi phản ứng với sự tấn công của mầm bệnh.

Ở nhiều bệnh nhân, thậm chí vài tháng sau khi khỏi bệnh, vẫn có những ảnh hưởng nhất định về sức khỏe.

Theo Maria Van Kerkhove, người dẫn đầu kỹ thuật nhóm phản ứng COVID-19 của WHO nói, "Omicron đã thay thế biến thể Delta ở cấp độ toàn cầu. Nhiều quốc gia đã qua thời kỳ đỉnh cao nhưng không phải quốc gia nào cũng đều vượt qua thời kỳ đỉnh cao. Tuy ít nghiêm trọng hơn Delta nhưng Omicron không phải là 1 loại virus nhẹ”.

Về những điểm tương đồng cơ bản giữa BA.1 và BA.2, hay quá trình tiến hóa của SARS-COV-2, Tiến sĩ Anurag Agrawal, Chủ tịch TAG, đã nói rằng, "BA.2 là 1 biến thể đáng quan tâm. Sự giống nhau về khả năng lây truyền cơ bản cao, có mức độ nghiêm trọng hơn. Dựa trên các dữ liệu có sẵn và kết luận rằng hiện tại, Omicron gồm cả 2 biến thể phụ BA.1 và BA.2”.

Theo 1 cuộc kiểm kê của AFP được tổng hợp từ các nguồn chính thức, COVID-19 đã làm hơn 5,8 triệu người trên toàn thế giới tử vong./.

Theo Trà My/vov.vn

https://vov.vn/suc-khoe/3-bien-the-omicron-khong-nen-xem-nhe-post926581.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum bổ sung sữa non

Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum bổ sung sữa non

(LĐTĐ) Mới đây, Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt với hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.
Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Để tập trung hoàn thành Quy hoạch Thủ đô theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng quy hoạch, ngày 29/9 tới, một hội thảo khoa học sẽ chính thức được tổ chức với sự tham gia của hơn 350 đại biểu.
TP.HCM: Bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã tử vong

TP.HCM: Bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã tử vong

(LĐTĐ) Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tích cực cứu chữa, nhưng bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã không qua khỏi.
TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang

TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
EVNHANOI: Cung cấp các dịch vụ điện hiệu quả đến khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số

EVNHANOI: Cung cấp các dịch vụ điện hiệu quả đến khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số

(LĐTĐ) Với việc ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã và đang cung cấp các dịch vụ điện đến khách hàng một cách hiệu quả, tiện lợi. Đặc biệt, EVNHANOI đã lắp đặt 100% công tơ điện tử cho hơn 2,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 27/9, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá

Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá

(LĐTĐ) Sáng nay (27/9), Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Viện Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động