Xuất phát từ cơ sở pháp lý và thực tiễn
Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực | |
Vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phù hợp thông lệ quốc tế |
Dựa trên căn cứ pháp lý
Qua nắm bắt tâm tư, nguyện vọng từ đoàn viên và người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Giảm thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề đang được các cấp công đoàn Việt Nam và người lao động đặc biệt quan tâm trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động.
Người lao động luôn mong muốn có thêm thời gian chăm sóc gia đình |
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng cho rằng, thời giờ làm việc đã được quy định rất rõ trong các Công ước. Cụ thể, trong nỗ lực giảm giờ làm cho mọi loại hình công việc, Đại hội đồng Tổ chức Lao động quốc tế (năm 1935) đã thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ.
Theo đó, Điều 1 của Công ước 47 xác định, “cần thiết tiếp tục các nỗ lực giảm giờ làm cho mọi loại hình công việc đến mức có thể”; và “Nguyên tắc tuần làm việc 40 giờ được áp dụng mà tiêu chuẩn sống không bị giảm bớt do việc thực hiện này”. Mục tiêu này để giới hạn thời giờ cũng được phản ánh trong Khuyến nghị về Giảm thời giờ làm việc số 116.
Tại Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi” (Khoản 2 Điều 35 Chương II). Điều 104, Bộ luật Lao động 2012 đã quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ”.
Đặc biệt, trước những vấn đề của giai cấp công nhân và người lao động, tại Đại hội Công đoàn lần thứ XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra “tổ chức Công đoàn cũng còn lúng túng trong nghiên cứu, dự báo, đề xuất giải pháp để khắc phục, nhất là những bức xúc về cường độ lao động, việc làm, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của công nhân, lao động”.
Mong muốn tổ chức Công đoàn chăm lo tốt hơn và quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, đời sống tốt hơn cho người lao động cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tổ chức Công đoàn: Công đoàn Việt Nam cần chủ động đề xuất giải pháp, kiến nghị chính sách với Nhà nước, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và toàn thể người lao động để cùng thực hiện tốt “Tuyên bố Thế kỷ về Tương lai Việc làm của Tổ chức Lao động Quốc tế năm 2019” với tinh thần là: Thực hiện hiệu quả việc học tập suốt đời và giáo dục chất lượng cho mọi người; an sinh xã hội đầy đủ và bền vững; tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động; mức lương đủ sống; hạn chế số giờ làm việc tối đa; an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc; khả năng đạt được cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn…
Cần tính tới sức khỏe của người lao động
Theo Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Lê Đình Quảng: Việt Nam hiện nay thuộc nhóm nước có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực. Cụ thể, về thời giờ làm việc bình thường: Theo số liệu khảo sát đối với 154 nước và vùng lãnh thổ của ILO, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc bình thường theo tuần cao nhất thế giới (từ 48 giờ/tuần trở lên), cùng với khoảng 40 nước khác; chỉ ít hơn hai nước là Kennya và Seychelles (trên 48h/tuần).
Về giờ làm việc trung bình năm (giờ làm việc thực tế): Việt Nam là nước thuộc nhóm có số giờ làm việc thực tế cao nhất thế giới. Số liệu tổng hợp giờ làm việc thực tế của 63 quốc gia năm 2014 cho thấy: Việt Nam xếp thứ ba trong số nhóm các quốc gia có giờ làm việc thực tế cao nhất với mức giờ làm việc trung bình năm là 2.339,55 giờ, cao hơn 60 nước, chỉ xếp sau Campuchia và Banglades.
Đáng chú ý, trong 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam là nước có số giờ làm việc thực tế cao nhất (có 1 nước chưa có dữ liệu là Brunei). Trong khu vực ASEAN: Việt Nam có số giờ làm việc thực tế cao thứ hai sau Campuchia (có 3 nước chưa có dữ liệu là Miama, Lào, Brunei).
Năm 2018, Uỷ ban CEACR kêu gọi rằng: Khi xác lập giới hạn thời giờ làm việc, Chính phủ cần xem xét vấn đề sức khỏe và an toàn của người lao động cũng như tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và đời sống. Thời gian làm việc dài có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp, đến từ việc xáo trộn nhịp sinh học, cuộc sống gia đình và xã hội, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, sức khỏe và hiệu suất trong công việc.
Ông Quảng phân tích, để tạo nên năng suất lao động và hiệu quả lao động theo tính toán của các chuyên gia trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 hiện nay, sức lao động và thời giờ làm việc của người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Thậm chí, thời gian làm việc dài hơn thường dẫn tới năng suất lao động thấp hơn trong khi làm việc ít giờ sẽ giúp năng suất cao.
Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ảnh mức độ chuyên cần của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.
Thực tế tại Việt Nam thời gian qua, vấn đề thời giờ làm việc kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc và đình công. Tổng kết của Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy: Nhóm yêu sách về thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau tiền lương trong yêu sách của các cuộc ngừng việc, đình công, đặc biệt là yêu sách giảm tăng ca của công nhân.
Nhiều cuộc khảo sát, điều tra đời sống công nhân lao động của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và của các tổ chức khác cho thấy rõ ảnh hưởng xấu của thời giờ làm việc kéo dài đến cuộc sống của người lao động từ mất cơ hội tìm bạn đời, thể hiện tình cảm, quan tâm chăm sóc giữa vợ - chồng đến thực hiện trách nhiệm chăm sóc con cái, và tác động đặc biệt lớn đến nhóm lao động có con nhỏ. Tiền lương làm thêm giờ đối với phần lớn người lao động không đủ bù đắp các chi phí xã hội như thuê người đón con, trông con ngoài giờ hoặc tái sản xuất sức lao động.
Trong khi đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ). Sau 20 năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động, trong khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng.
“Mong muốn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không nên đặt hết gánh nặng tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động lên đôi vai người lao động mà cần đánh giá đúng hơn trách nhiệm của người sử dụng lao động. Việc giảm thời gian làm việc bình thường sẽ tạo động lực để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, thích nghi với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.
Giảm giờ làm sẽ đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, xã hội, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động có thể tăng số lượng lao động tham gia vào thị trường lao động, tạo điều kiện để người lao động có thêm thời gian tái tạo sức lao động, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, hướng tới việc làm bền vững”, ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37