Vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phù hợp thông lệ quốc tế
Người lao động bảo hộ kỹ càng, đổi giờ làm việc để tránh nắng nóng | |
Linh hoạt điều chỉnh đề xuất giờ làm việc | |
Vai trò người đứng đầu cơ quan có tính quyết định |
Đề nghị giảm giờ làm xuống không quá 44 giờ/tuần
Ngày 9/9, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7 khóa XII, ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần 3.
Phần lớn người lao động trong khối doanh nghiệp mong muốn được làm việc 44 giờ/tuần. |
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đến thời điểm hiện nay còn 17 chương, 221 điều, giảm 21 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành, trong đó sửa đổi, bổ sung 162 điều trong tất cả các chương và sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.
Bên cạnh những nội dung đã được tiếp thu, bổ sung trong thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tập trung đề xuất và bảo vệ quan điểm đối với một số nội dung lớn trong Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực (tại Campuchia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Malaysia là 12 ngày; Myanmar là 14 ngày; Philippines là 12 ngày; Singapore là 11 ngày; Thái Lan là 16 ngày, trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam là 10 ngày). |
Về thời giờ làm việc bình thường, bày tỏ quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: Xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian để người lao động chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.
Hiện nay, với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ).
Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng với việc mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm tối đa, việc giảm thời gian làm việc bình thường nhằm đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động. Về phía doanh nghiệp, điều này cũng tạo ra động lực để doanh nghiệp cải tiến trang thiết bị, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.
Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường từ “không quá 48 giờ trong một tuần” xuống “không quá 44 giờ trong một tuần” và đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Bên cạnh đó, đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm 1 hoặc một số ngày nghỉ trong năm cho người lao động.
Hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực (tại Campuchia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Malaysia là 12 ngày; Myanmar là 14 ngày; Philippines là 12 ngày; Singapore là 11 ngày; Thái Lan là 16 ngày, trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam là 10 ngày).
Đồng tình với đề xuất giảm giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam cho rằng: Chúng ta phải bắt kịp với xu hướng phải chuyển từ sử dụng nhiều công nhân lao động sang việc tăng số lao động có kỹ thuật, tay nghề cao; và việc này đồng nghĩa với việc chủ sử dụng lao động cũng phải có kế hoạch nâng cao năng suất lao động.
Đa số người lao động đồng tình
Đón nhận thông tin này, hơn 80% người lao động tham gia cuộc thăm dò ý kiến tại fanpage của Công đoàn Việt Nam đều đồng tình với phương án 2 trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về quy định giờ làm việc bình thường, đó là: Làm việc không quá 44giờ/tuần.
Lý do người lao động đưa ra đều “gặp” nhau ở điểm: Cơ quan nhà nước được nghỉ ngày thứ Bảy, thì phía doanh nghiệp cũng nên cho cán bộ, công nhân viên, người lao động được nghỉ thứ Bảy. Lao động làm việc trong khối doanh nghiệp cần được nghỉ như công chức, viên chức để tái tạo sức lao động. Trước mắt công nhân làm việc 44 giờ/tuần, sau đó tiến tới 40 giờ/tuần.
Bên cạnh việc đồng thuận với phương án giảm giờ làm, người lao động cũng bày tỏ mong muốn doanh nghiệp quan tâm đến việc trả lương, thưởng xứng đáng với đóng góp của người lao động, cũng như tính toán tới giá cả sinh hoạt, chi tiêu gia đình mà người lao động đang phải đối mặt. Mặt khác, khi áp dụng, doanh nghiệp không được cắt giảm lương, thưởng thì mới đảm bảo đúng quyền và lợi ích cho người lao động.
Anh Tú - làm việc tại một doanh nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên bày tỏ quan điểm: Tôi nghĩ chắc chắn 100% người lao động đồng ý với đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Không có lý do gì trong suốt 20 năm qua, người lao động trong cơ quan nhà nước làm việc 40 giờ/tuần; còn người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước phải làm 48 giờ/tuần. Ai làm gì, ở đâu cũng đều là lao động cả. Không thể có sự phân biệt về giờ làm như vậy được.
Đồng tình với phương án 2 (làm việc 44 giờ/tuần), anh Quang - lao động tại tỉnh Bình Phước cho biết thêm: Trường hợp nếu để như cũ (48 giờ/tuần) thì phải tăng lương cho người lao động, bởi lương công nhân hiện nay quá thấp, trong khi đó chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Đồng thuận với phương án làm việc 44 giờ/tuần, chị Minh Hằng - làm việc cho một doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định cho rằng, việc này sẽ giúp người lao động có thêm thời gian dành cho gia đình, vì hiện tại công việc đã chiếm hết thời gian của người lao động nên họ không có thời gian quan tâm đến gia đình nhiều.
Tuy nhiên, chị Hằng cũng đề nghị: Khi áp dụng chế độ làm việc 44 giờ/tuần, mức lương, thưởng của người lao động vẫn được giữ nguyên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37