Xử lý nghiêm tình trạng xuất nhập khẩu thịt lợn trái phép

(LĐTĐ) Ngày 30/3, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành và các doanh nghiệp chăn nuôi lợn.    
xu ly nghiem tinh trang xuat nhap khau thit lon trai phep Hàng nghìn tấn thịt lợn Nga được nhập về Việt Nam, giá thịt trong nước sẽ giảm?
xu ly nghiem tinh trang xuat nhap khau thit lon trai phep Kiến nghị đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá
xu ly nghiem tinh trang xuat nhap khau thit lon trai phep Thủ tướng yêu cầu báo cáo, nêu rõ trách nhiệm việc tăng giá thịt lợn

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao các bộ, ngành, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cho các ý kiến sâu sắc và trách nhiệm. Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn, đại dịch COVID-19 đã lây nhiễm ở hầu hết các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân đang tập trung phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng hơn; từ đó đang đặt ra những thách thức lớn trong phòng chống dịch trong thời gian tới. Đại dịch bùng phát, lan rộng và đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái sâu có thể kéo dài, từ đó làm thay đổi bức tranh kinh tế thế giới và tác động rất tiêu cực đến tất cả các nền kinh tế.

Đối với Việt Nam, dịch bệnh cũng tác động lớn đến phát triển của hầu hết các ngành kinh tế, làm suy giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội và từ đó ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Đất nước còn nhiều khó khăn, nên việc chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng với Chính phủ là rất quan trọng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần trong phòng chống dịch.

Bên cạnh phòng, chống dịch, đồng thời phải duy trì phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm đời sống của người dân; trong đó đặc biệt phải tập trung phát triển nông nghiệp. "Đây là ngành kinh tế có thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt trong các thời kỳ khó khăn, chiến tranh, dịch bệnh, suy giảm kinh tế toàn cầu... Lịch sử và thực tiễn đã chứng minh rõ điều này", Phó Thủ tướng nói.

xu ly nghiem tinh trang xuat nhap khau thit lon trai phep
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng. Ngành chăn nuôi vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi, nhưng chúng ta đã kiểm soát tốt được dịch bệnh để phát triển đàn lợn. Từ năm 2020 đến nay, tốc độ tái đàn, tăng đàn lợn đạt tỉ lệ 6,2% (tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019). Tổng sản lượng thịt lợn đạt lượng 810.000 tấn. Việc duy trì phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển đàn lợn nói riêng đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế và bảo đảm đời sống của người dân.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn luôn ở mức cao. Phó Thủ tướng dẫn chứng thông tin báo chí đăng tải ngày 29/3 cho biết giá thịt lợn đang ở mức 82.000-85.000 đồng ở miền Bắc; 72.000-85.000 đồng ở miền Trung-Tây Nguyên; 75.000-81.000 đồng ở miền Nam.

Về nguyên nhân của việc tăng giá thịt lợn, Phó Thủ tướng phân tích, do nguồn cung thấp hơn cầu khi đàn lợn bị giảm vì dịch bệnh; do tâm lý tích trữ thực phẩm của người dân khi xảy ra dịch.

"Bên cạnh đó, có hiện tượng "găm hàng", hạn chế bán để chờ giá lên", Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngoài ra cơ cấu trong giá thịt lợn còn bất hợp lý (chi phí trung gian lớn 40-45%).

Việc giá thịt lợn cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân khi dịch bệnh. Trong lúc phải nghỉ việc, ít việc, thu nhập thấp do dịch bệnh lại phải chi tiêu cao sẽ gây nhiều khó khăn cho người dân. Mặt khác, giá thịt lợn ở mức cao sẽ tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô.

"Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải giảm giá thịt lợn ở mức hợp lý, vừa đảm bảo đời sống của người dân, lợi ích của người chăn nuôi, doanh nghiệp và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây không chỉ là trách nhiệm về mặt kinh tế mà còn về chính trị, văn hóa, đạo đức đối với người dân. Bên cạnh đó là tập trung tăng nguồn cung thịt lợn, phù hợp với nhu cầu của thị trường ở trong nước, khu vực và thế giới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương phối hợp các địa phương, doanh nghiệp có giải pháp hạ giá thành chăn nuôi; tăng cường kiểm soát về giá trên thị trường, kiểm soát chi phí khâu trung gian. Trong thời gian tới, xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch tăng đàn, tái đàn lợn nhưng bảo đảm cân bằng cung cầu.

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu, xây dựng các chuỗi chăn nuôi, sản xuất, cung ứng, vùng an toàn dịch bệnh; kiểm soát các dịch bệnh trên lợn, trong đó có dịch tả lợn châu Phi; bảo đảm cung ứng thịt trong bối cảnh COVID-19, không để tâm lý hoang mang, ổn định thị trường.

"Xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, đẩy giá lên cao; xử lý nghiêm tình trạng xuất nhập khẩu thịt lợn trái phép", Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng cho biết, trước cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có trao đổi, mong muốn những doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn phải hứa với Chính phủ, với người dân về giảm giá thịt lợn. Đây là nhiệm vụ chính trị, thể hiện trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp với xã hội, với đất nước, với người dân. Tinh thần này đã nhận được sự ủng hộ, chia sẻ, cam kết đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị./.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.

Tin khác

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động