Xe máy, ôtô thản nhiên nối đuôi chiếm ‘lãnh địa” buýt nhanh BRT
Để buýt BRT hiệu quả hơn | |
Bất ngờ đề xuất cho xe đi vào làn đường buýt nhanh BRT |
Sau hơn một năm đưa vào vận hành, tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã-Yên đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng dịch vụ vận tải công công, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội chính là bài “test thử” về ý thức văn hóa giao thông của người dân Thủ đô.
Xe máy ngang nhiên đi lấn làn đường dành riêng cho BRT. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Thực tế, theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị, sản lượng hành khách vận chuyển được 4,98 triệu lượt hành khách, sản lượng hành khách sử dụng vé tháng nói chung và vé tháng một tuyến nói riêng của tuyến BRT đang dẫn đầu so với các tuyến buýt khác trên toàn mạng.
Đặc biệt, hành khách sử dụng tuyến BRT chủ yếu cho mục đích đi làm, đi chơi và mục đích khác chiếm 82%, nhóm đối tượng là người đi làm, cán bộ công chức-viên chức chiếm gần hơn 80%; học sinh, sinh viên đi học chiếm 18% (trong khi đối với các tuyến buýt thường, học sinh, sinh viên đi học chiếm tới 78%, người đi làm chỉ chiếm 22%).
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, vào tất cả các khung giờ trong ngày, chủ xe máy hay tài xế ôtô vẫn vi phạm lấn làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT.
Tại các trục đường Tố Hữu (đoạn nhà chờ xe buýt BRT phường Vạn Phúc), đường Lê Văn Lương, chỉ đứng khoảng vài phút hoàn toàn có thể thấy được thực tế, không ít các phương tiện xe máy, ôtô chen nhau đi vào đường dành cho xe buýt BRT.
Vào khung giờ cao điểm, khi làn đường dành cho xe máy, ôtô phải “nhích từng centimet”, nhiều chủ xe đã vội vã điều khiển phương tiện “xâm chiếm” vào làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT nhằm thoát khỏi cảnh ùn tắc. Điều này cho thấy, ý thức kém của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa tuân thủ các quy định.
Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc tuyên truyền kết hợp với lực lượng chức năng tăng mạnh biện pháp xử phạt phương tiện vi phạm vào làn đường của buýt nhanh BRT, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đề xuất bố trí dải phân cách cứng giữa làn BRT và làn đường giao thông chung để hạn chế tình trạng các phương tiện khác đi lấn vào làn đường BRT, đảm bảo điều kiện vận hành của tuyến.
Một số hình ảnh về việc xe máy, ôtô thản nhiên nối đuôi chiếm làn đường riêng buýt nhanh BRT:
Dù không phải làm giờ cao điểm, làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT vẫn bị các phương tiện tham gia giao thông khác lấn chiếm. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Xe máy ngang nhiên đi lấn làn đường dành riêng cho BRT. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Thậm chí, xe máy đứng ngay trước mũi xe khiến buýt nhanh BRT di chuyển chậm và gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Ôtô cũng xâm chiếm làn dành riêng cho buýt nhanh BRT mặc dù đã có dải phân cách cứng và hệ thống biển báo cấm xe đi vào. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Ôtô cũng xâm chiếm làn dành riêng cho buýt nhanh BRT mặc dù đã có dải phân cách cứng và hệ thống biển báo cấm xe đi vào. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Trên tuyến đường Lê Văn Lương, tình trạng lấn làn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là vào giờ cao điểm. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Xe máy vẫn là phương tiện đi vào làn buýt nhanh BRT nhưng lực lượng chức năng không thể xử phạt hết bởi vi phạm quá nhiều và khó phạt nguội. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Camera giám sát hình ảnh chỉ giúp lực lượng chức năng xử phạt nguội và răn đe ý thức tài xế ôtô chấp hành nghiêm quy định việc đi đúng làn. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+) |
Theo Phương Linh/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34