Xây dựng văn hóa giao thông từ những hành động nhỏ
Hà Nội yêu cầu chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách | |
Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại nhiều tuyến phố | |
Vỉa hè không dành cho... người đi bộ |
Kỳ 1: Lên vỉa hè và lấn làn… chuyện bình thường
Xe máy lưu thông trên vỉa hè dành cho người đi bộ và không đi đúng làn đường, phần đường… là những hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông có thể bị xử lý theo hướng tăng nặng được quy định tại Nghị định 46/2016 của Chính phủ. Quy định và hành lang pháp lý là vậy nhưng thực tế cho thấy, những vi phạm này vẫn diễn ra trên các tuyến đường trung tâm Thủ đô, nhất là khi giao thông ùn tắc.
Nhờn luật, thiếu ý thức
Hà Nội là một đô thị đông dân cư với mật độ dân số lớn tại các địa phương trung tâm. Điều này kéo theo phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh, tình trạng tắc đường vì thế cũng là một trong những vấn nạn của Thủ đô.
Trên nhiều trục giao thông của Thủ đô, vào thời điểm tan tầm, các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy lại ào ào đổ ra đường. Diện tích mặt đường có hạn, dẫn đến nhiều xe máy đi lên vỉa hè – không gian chỉ dành riêng cho người đi bộ.
Xe máy leo lên vỉa hè bất chấp luật lệ giao thông, tăng nguy cơ gây tai nạn cho người đi bộ (Ảnh: Bảo An) |
Những vi phạm trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu là một ví dụ. Tại trục đường này, thời điểm tan tầm từ 16h – 19h mỗi ngày, thường xuyên tái diễn hiện tượng xe máy “vô tư” leo vỉa hè. Đáng nói, dù vỉa hè khu vực này cao hơn so với mặt đường gần 20cm, nhưng các chủ phương tiện vẫn cố “tăng ga”, len lỏi để cho xe vượt lên vỉa hè.
Để tự đảm bảo an toàn cho bản thân, người đi bộ trên tuyến đường này ngoài việc phải tránh né các phương tiện, để di chuyển được họ cũng buộc phải len lỏi qua những xe máy vi phạm.
Nghiêm trọng hơn, tại khu vực ngã tư Hồ Tùng Mậu giao với phố Trần Vỹ và Lê Đức Thọ, nhiều xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều hết sức nguy hiểm. Theo ghi nhận, do khu vực này đang trong quá trình hoàn thiện tuyến đường sắt trên cao nên một số điểm giao thông bị co hẹp. Hệ lụy là, vào những khung giờ cao điểm, lượng phương tiện di chuyển trên tuyến đường lớn khiến các phương tiện di chuyển khó khăn.
Ngoài cảnh tượng ùn, tắc đường kéo dài thường thấy, nhiều cá nhân thiếu ý thức thay vì lưu thông theo hướng dẫn của lực lượng chức năng thì họ chọn cách di chuyển ngược chiều. Việc nối đuôi nhau đi ngược chiều, ngoài gây nguy hiểm cho bản thân, còn trực tiếp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cùng thời điểm.
Tương tự, tại các trục đường như: Trường Chinh hướng đi Giải Phóng; phố Chùa Bộc… tình trạng vỉa hè biến thành “lòng đường”, xe máy lưu thông lấn làn cũng diễn ra phổ biến. Tại những khu vực này, tiếng bấm còi inh ỏi, giành nhau từng khoảng trống… làm không ít người đi bộ hoảng sợ.
Dù chưa có thống kê chính thức từ các cơ quan chức năng về những vụ tai nạn liên quan, xảy ra do những hành vi trên nhưng về lâu dài, nếu không sớm được chấn chỉnh sẽ gây ra hiện tượng nhờn luật, mất an toàn giao thông.
Đồng bộ các giải pháp
Theo nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải nhì cuộc thi cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức, hành vi leo xe lên vỉa hè, lấn làn, vượt đèn đỏ… đôi khi còn là hiệu ứng đám đông theo kiểu “anh đi được, tôi cũng đi được”.
Nói cách khác, nhiều người tham gia giao thông theo tâm thế bị động, chịu tác động của hiệu ứng đám đông. Họ không hiểu được rằng, nếu đi đúng làn đường, đúng chỉ dẫn của cảnh sát giao thông thì vấn đề tắc đường sẽ được giải quyết nhanh hơn so với hành vi lấn làn, luồn lách, leo vỉa hè...
Chưa hết, hành vi leo vỉa hè như thường thấy trên một số tuyến phố sẽ gây nguy hiểm với những xe gầm thấp cố leo lên những vỉa hè cao hơn mặt đường. Khi cố leo lên hoặc lao xuống một vỉa hè cao, chuyện ngã, đổ xe, hay va đập gầm xe gây hỏng hóc hoàn toàn có thể xảy ra.
Tại các nút giao thông của Thủ đô, có thể dễ dàng bắt gặp cảnh dừng đỗ giao thông lộn xộn, lấn làn (Ảnh: Lê Thắm) |
Trao đổi thêm về vấn đề xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặt biệt là hành vi đi xe máy lên vỉa hè dành cho người đi bộ, theo Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông số 7 - Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Thắng, quy định của Nghị định 46, đối với trường hợp người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.
Trường hợp điều khiển ô tô đi trên vỉa hè sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Trong trường hợp, nếu đi xe trên vỉa hè gây tai nạn thì lái xe còn chịu thêm hình phạt bổ sung là tịch thu giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Quy định là vậy nhưng khi chốt trực, xử lý thì vi phạm liên quan vẫn có xu hướng tái diễn. Đại diện Đội CSGT số 7 cho biết, không ít lần các cán bộ chiến sỹ trong đội đã gặp phải cảnh “dở khóc dở cười” từ người vi phạm.
“Có người, sau khi vi phạm còn lý luận rằng bản thân đi trên vỉa hè nhưng đi… cùng chiều. Với những trường hợp này, cán bộ chiến sỹ phải giải thích để họ hiểu dù là cùng chiều hay ngược chiều nhưng hành vi lưu thông xe máy trên vỉa hè vẫn là vi phạm giao thông” – ông Nguyễn Đức Thắng cho biết.
Theo luật sư Ngọc Anh - Đoàn luật sư TP Hà Nội: Có thể thấy một vòng lặp luẩn quẩn từ vấn đề liên quan là: Người dân ngại đi bộ, dẫn đến dùng xe cá nhân; phương tiện ra đường nhiều thì áp lực tăng, ùn tắc giao thông tăng. Hễ cứ gặp ùn tắc là lại đua nhau lao lên vỉa hè, tìm mọi cách thoát, gây nguy hiểm và bất tiện khiến người dân trở nên ngại đi bộ…
Luật sư Ngọc Anh cho rằng, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, các ngành chức năng liên quan cần đẩy mạnh, cho phép sử dụng phương tiện nghiệp vụ (camera ghi hình - PV) để xử phạt hành chính, xử lý vi phạm qua hình ảnh.
Ngoài ra, đối với tình trạng xe máy tràn lên không gian của người đi bộ đã đến lúc cần suy nghĩ một khung phạt cụ thể và có hướng tăng nặng nếu tái vi phạm. Đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại mà chủ lực là xe buýt.
Xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông.
Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của con người khi tham gia giao thông.
Còn nữa…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15