Xây dựng thiết chế văn hóa: Đáp ứng mong mỏi của hàng vạn CNLĐ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội | |
Hiện thực hóa chủ trương về nhà ở cho công nhân | |
Tìm giải pháp về nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp |
Thông tin trên được Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường khẳng định tại buổi tọa đàm "Vai trò của DN với việc xây dựng các thiết chế phục vụ NLĐ" do Tổng LĐLĐVN giao báo Lao Động tổ chức ngày 29.12 tại Hà Nội.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi tọa đàm |
CNLĐ đã mong mỏi hàng chục năm nay
Khai mạc buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đình Chúc- Phó Tổng Biên tập báo Lao Động cho hay, theo khảo sát của Tổng LĐLĐVN vào tháng 7.2016, cả nước có 344 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-CX) với khoảng 2,7 triệu CNLĐ (chiếm 1/5 tổng số CNLĐ trên cả nước). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hàng vạn CNLĐ vẫn phải tự thuê chỗ ở, sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không an toàn và không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu. Bên cạnh đó, các KCN-CX vẫn thiếu nhà trẻ, nhà mẫu giáo cho con CNLĐ, thiếu trạm y tế, nhà văn hóa, nhà thi đấu, sân thể thao, nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần, luyện tập thể dục thể thao... để tái tạo sức lao động cho CNLĐ.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho biết: Thời gian qua, Tổng LĐLĐVN đã khảo sát nhu cầu về nhà ở, nơi gửi trẻ an toàn, nơi mua sắm nhu yếu phẩm cũng như nhu cầu về thể thao, giải trí… của CNLĐ. Vấn đề đặt ra là nhu cầu nhà ở, nơi gửi trẻ, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, chăm sóc y tế hỗ trợ pháp luật cho CNLĐ là hết sức bức thiết. Hiện trong số 2,7 triệu LĐ của 344 KCN-CX trên cả nước thì có 1,2 triệu LĐ có nhu cầu về nhà ở, nhưng mới chỉ từ 5-10% nhu cầu trên được đáp ứng.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi tọa đàm |
Theo bà Trần Thu Phương – Phó Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội cho biết: Hà Nội hiện 8 KCN-CX đang hoạt động với 144.428 LĐ. Trong số này, gần 70% là LĐ ngoại tỉnh phải thuê nhà ở. Thực tế thu nhập bình quân của NLĐ trong các KCN-CX Hà Nội chỉ đạt từ 4-4,5 triệu đồng/người/tháng nên ngoài chi phí sinh hoạt, NLĐ không dám mơ đến việc có 1 căn nhà ở Thủ đô. Theo khảo sát thực tế, hiện tiền thuê nhà ở của NLĐ ngoại tỉnh tại các khu nhà trọ dao động từ 500.000-1.200.000 đồng/tháng, trang thiết bị đi kèm gần như không có gì, điều kiện sống khá thô sơ, tạm bợ. Đối với những gia đình đã có con nhỏ, việc gửi trẻ cũng phải chi phí từ 1.000.000 - 1.200.000 đồng/cháu/tháng khiến nhiều CNLĐ phải gửi con về quê hoặc đưa bố mẹ ra trông.
CĐ các KCN-CX Hà Nội đã tiến hành một số cuộc khảo sát về nhu cầu của NLĐ về nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo, điểm sinh hoạt văn hóa... Kết quả, KCN Bắc Thăng Long có gần 70.000 LĐ thì gần 45.000 người có nhu cầu nhà ở (chiếm 65% tổng số LĐ), số LĐ có nhu cầu nhà trẻ là 34.000 người (chiếm gần 50%), số LĐ cần nhu cầu mua sắm tại các siêu thị với hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lí là trên 27.000 người (chiếm 40%). Đối với các KCN khác, tỉ lệ LĐ ngoại tỉnh có nhu cầu nhà ở cũng rất cao, thông thường chiếm từ 65-70% tổng số LĐ, nhu cầu nhà trẻ chiếm 50% tổng số LĐ…
Có được căn nhà cho riêng mình là mơ ước của hàng vạn CNLĐ làm việc tại KCN-CX |
Trước thông tin Tổng LĐLĐVN sẽ xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ cho NLĐ, bà Phương khẳng định, điều này sẽ đáp ứng mong mỏi quá lớn hàng chục năm nay của CNLĐ KCN-CX, đồng thời cũng sẽ rất thuận lợi cho tổ chức CĐ trong việc tập hợp, thu hút NLĐ để phát triển đoàn viên khi tạo ra được những quyền lợi khác biệt giữa đoàn viên CĐ và NLĐ.
100 triệu đồng, CNLĐ có thể sỡ hữu căn nhà
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 9.1.2016 của Ban Bí thư và Quyết định số 1934/QĐ-TTg ngày 10.10.2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN-CX, Tổng LĐLĐVN đã trình Chính phủ “Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của CĐ tại các KCN-CX”.
Theo đề án này, Tổng LĐLĐVN sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng các khu thiết chế phục vụ CNLĐ và đoàn viên CĐ tại các KCX-CX gồm: Nhà ở, nhà trẻ, trường học, siêu thị, nhà thuốc, trung tâm tư vấn pháp luật; các công trình văn hóa, thể thao... với mức giá ưu đãi, giảm giá tối đa cho NLĐ, đặc biệt là đoàn viên CĐ. Việc làm này đặc biệt có ý nghĩa, chăm sóc trực tiếp, thiết thực và hiệu quả đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên CĐ và NLĐ.
“Việc xây dựng các thiết chế phục vụ NLĐ sẽ được tiến hành khách quan, minh bạch, công khai với sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ các tỉnh, TP, CĐ các KCN-CX đảm bảo chất lượng, mỹ quan, tiến độ”- Chủ tịch Bùi Văn Cường khẳng định.
Chị Lê Ngọc Huế- CN Công ty TNHH Canon Việt Nam bày tỏ niềm vui khi đón nhận tin vui về dự án xây dựng các khu thiết chế cho CNLĐ sắp được triển khai |
Đón nhận tin vui này, chị Lê Ngọc Huế- CN Công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long) cho biết chị và nhiều CNLĐ khác rất vui mừng khi nghe tin về dự án xây dựng các khu thiết chế cho NLĐ. Chị Huế bày tỏ kỳ vọng việc xây dựng thiết chế văn hóa tại KCN Bắc Thăng Long sẽ giúp đường xá, khu vực thoát nước thải được cải thiện nhiều hơn; xây dựng các nhà trẻ để con em CNLĐ có cơ hội gần gũi bố mẹ, tiếp xúc với cuộc sống văn minh hơn; xây dựng các nhà thể thao, cung thi đấu để CNLĐ được tự rèn luyện sức khỏe, cũng như có cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với nhiều CNLĐ khác; mở các câu lạc bộ để nâng cao kỹ năng sống hay tổ chức nhiều sự kiện giao lưu văn hóa để CNLĐ có cơ hội thể hiện năng khiếu của mình qua đó cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, góp phần nâng cao chất lượng của CNLĐ, qua đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Ông Phạm Anh Vũ- Phó Chủ tịch CĐ Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cho rằng, NLĐ tại hệ thống DN là một trong những lực lượng nòng cốt, tham gia tạo ra của cải vật chất và đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Ông cha ta thường nói: “An cư mới lạc nghiệp”, nếu giải quyết tốt vấn đề nhà ở sẽ giúp NLĐ ổn định sức khỏe, tái tạo sức lao động, góp phần tạo ra nguồn lực có chất lượng cho xã hội. Thực hiện chương trình phối hợp với Tổng LĐLĐVN, VietinBank sẽ phát hành thẻ với chức năng vừa là thẻ đoàn viên CĐ vừa tích hợp các chức năng tài chính để chủ thẻ được hưởng ưu đãi của VietinBank.
“VietinBank cam kết sẽ dành nguồn vốn ưu đãi để đáp ứng nhu cầu tài chính của các DN trong việc xây dựng nhà ở, trường học, trạm y tế, công trình công cộng… phục vụ lợi ích của NLĐ tại các KCN-CX. Với NLĐ, VietinBank tiếp tục có chính sách ưu đãi trong việc vay vốn mua nhà, sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích và tích hợp các ưu đãi, tạo điều kiện tốt nhất để NLĐ có được căn nhà mơ ước”, ông Vũ khẳng định
* Ông Nguyễn Quang Lâm- Chủ tịch Công đoàn Hapro: Đoàn viên CĐ sẽ được giảm giá từ 5-10% Hapro hiện có gần 100 siêu thị và cửa hàng tiện ích trong đó có 2 siêu thị trực tiếp phục vụ CNLĐ tại KCN-CX. Theo ông Lâm, Tổng LĐLĐ VN nên kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành giành quỹ đất, nhà tại Khu nhà ở cho CNLĐ, KCN-CX giao miễn phí cho tổ chức CĐ để CĐ quản lý và tổ chức hệ thống Siêu thị CĐ, cửa hàng tiện ích CĐ (được quy hoạch ngay từ khi thiết kế). CĐ đầu tư giá kệ và thu tiền quảng cáo trên giá kệ phục vụ tái đầu tư. Giao cho DN có ngành nghề và chuyên nghiệp trên lĩnh vực kinh doanh siêu thị và bán lẻ trực tiếp kinh doanh bởi chỉ có DN loại này mới đủ sức cạnh tranh mua được của các nhà cung cấp nguồn hàng thiết yếu giá rẻ nhất. Ông Lâm cũng đề xuất CĐ ký hợp đồng giao mặt bằng cho DN và yêu cầu hàng hóa thiết yếu bán tại siêu thị này giảm giá từ 5-10% so với các siêu thị, cửa hàng tiện ích thông thường khác. Đối tượng hưởng lợi mua hàng giảm giá từ 5-10% tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích CĐ là đoàn viên CĐ, được kiểm soát qua mã thẻ đoàn viên CĐ. Đây sẽ yếu tố tạo nên sự hấp dẫn có sức cạnh tranh mạnh của hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích CĐ. * Ông Trần Quốc Trung - Vụ phó Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thiết chế cần đảm bảo sự đồng bộ Qua gần 25 năm phát triển KCN-CX, khu kinh tế đã có những đóng góp tích cực tới sự phát triển KT-XH của các địa phương và cả nước như tạo việc làm cho gần 3 triệu người, đóng góp 45% giá trị sản xuất của cả nước, đóng góp 51% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà ở cho NLĐ hiện chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thuê mua của NLĐ ngoại tỉnh; các dịch vụ y tế giáo dục chỉ đáp ứng 30% nhu cầu của NLĐ. “Vì vậy, việc Tổng LĐLĐVN đứng ra khởi xướng xây dựng thiết chế này là vấn đề cấp thiết và phù hợp”, ông Trung khẳng định. Về đề án của Tổng LĐLĐVN, ông Trung cho rằng cần rà soát quy hoạch phát triển KCN-CX, quy hoạch nhà ở, thiết chế văn hoá nhằm đảm bảo sự đồng bộ và phối hợp từ giai đoạn quy hoạch đến triển khai đầu tư xây dựng, khuyến khích phát triển các mô hình KCN đô thị dịch vụ... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40