Hiện thực hóa chủ trương về nhà ở cho công nhân

Việc Thủ tướng đồng ý giao cho CĐ tham gia xây dựng nhà ở cho CNLĐ, xây dựng 50 thiết chế (nhà ở, siêu thị CĐ, nhà trẻ, nhà văn hóa, trung tâm trợ giúp pháp lý…) phục vụ CNLĐ tại 15 KCN-KCX trọng điểm đã được dư luận người lao động đặc biệt quan tâm. Hầu hết NLĐ, cán bộ CĐ đều phấn khởi, đặt niềm tin chủ trương trên sẽ giúp CNLĐ có được mái nhà, không phải sống trong những căn phòng trọ chật chội, ẩm thấp…
hien thuc hoa chu truong ve nha o cho cong nhan Dần mở nút thắt cơ chế nhà ở và nhà ở xã hội cho công nhân
hien thuc hoa chu truong ve nha o cho cong nhan Sôi nổi phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập CĐ Việt Nam
hien thuc hoa chu truong ve nha o cho cong nhan Nữ công nhân “tận khổ” bên bến Đò Quan
hien thuc hoa chu truong ve nha o cho cong nhan Công nhân nhà trọ “đau đầu” vì…bẩn
hien thuc hoa chu truong ve nha o cho cong nhan Thường Tín biểu dương Công nhân viên chức tiêu biểu

An cư mới có tích lũy

Đang thuê nhà tại thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), chị Dương Thị Mai (CN Cty Massao, KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ: “Từ khi chúng tôi sinh cháu thứ 2, mẹ tôi lên trông cháu, nên tôi phải thuê thêm một phòng trọ nữa ngay bên cạnh. Như vậy, một tháng vợ chồng tôi phải bỏ ra 1,1 triệu đồng/tháng tiền thuê nhà, rất tốn kém, trong khi thu nhập của tôi chỉ khoảng 6 triệu đồng/tháng; chồng tôi làm tự do nên thu nhập bấp bênh. Vì vậy, tôi thấy chủ trương CĐ xây nhà ở giá rẻ cho CN là rất tốt, sẽ giúp cho cuộc sống của những cặp vợ chồng CN như chúng tôi đỡ vất vả hơn rất nhiều”. Chị Mai cho rằng, có như vậy CNLĐ đang làm việc tại các KCN-KCX mới dành dụm được tiền, chứ không như hiện nay: Kiếm được đồng nào, tiêu hết đồng đấy!

28 tuổi, anh Đỗ Trường Giang (CN Cty Jupiter Pacific, KCN Bắc Thăng Long) đã hơn 6 năm, từ khi rời quê nhà ở Bắc Giang lên Hà Nội luôn phải thuê trọ tại thôn Bầu (xã Kim Chung). Ở trọ thì thiếu đủ thứ, như hàng chục người phải dùng chung một nhà vệ sinh, nhà tắm, dùng nước giếng khoan, nộp tiền điện giá cao… Anh Giang cho biết, chẳng biết giải trí là như thế nào, bởi nơi anh trọ không sách báo, không khu vui chơi.

“Được biết, sắp tới sẽ có khu nhà ở CĐ xây tại các KCN-KCX có đầy đủ siêu thị, nhà trẻ… Tôi tin vào tổ chức CĐ và sẽ cố gắng tích lũy để mua một căn nhà (khoảng 30-35m2) để có chỗ ở ổn định, rồi lấy vợ, sinh con, xây dựng cuộc sống no ấm” - anh Giang chia sẻ.

Anh Lê Văn Phúc (CN KCN Nhơn Trạch 1, Đồng Nai) cho biết, anh đến Nhơn Trạch làm CN đến nay đã được 8 năm. Hơn 7 năm qua, anh đã di chuyển qua 4 nơi ở trọ.

hien thuc hoa chu truong ve nha o cho cong nhan

Sinh hoạt tại căn nhà trọ của một gia đình công nhân KCN Thăng Long tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Giúp người lao động giảm bớt khó khăn

Ông Luyện Phương Nam (Chủ tịch CĐ các KCN tỉnh Hưng Yên) chia sẻ: Hiện nay tại các KCN tỉnh Hưng Yên có hơn 40.000 CNLĐ, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh chưa có bất kỳ một khu thiết chế (nhà ở, nhà trẻ, nhà văn hóa CN…) để phục vụ CNLĐ. Với mức thu nhập trung bình khoảng 4,2 triệu đồng/người/tháng, chi phí thuê nhà từ 800.000-1,5 triệu đồng/người/tháng cộng với các khoản chi tiêu sinh hoạt hằng ngày thì rất ít CNLĐ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có tích lũy.

Ông Nam nhận xét: Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi UBND các tỉnh đề nghị hỗ trợ về đất đai; hỗ trợ về thuế; huy động kinh phí từ các nguồn để tạo điều kiện cho tổ chức CĐ tham gia xây dựng nhà ở tập thể, nhà giá rẻ cho CNLĐ là một quyết định rất kịp thời và đúng đắn.

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có 9 KCN-KCX, Khu công nghệ cao thu hút hơn 141.000 CNLĐ và phần lớn trong số đó đang phải thuê trọ tại các nhà dân gần nơi làm việc.

Ông Đinh Quốc Toản (Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội) cho biết: “Việc xây dựng các thiết chế phục vụ CNLĐ tại các KCN-KCX là một tin vui với CNLĐ. Phần lớn CNLĐ tại các KCN-KCX Hà Nội đang phải trọ ở những dãy nhà tồi tàn, mua thực phẩm tại các chợ dân sinh chất lượng không đảm bảo an toàn vệ sinh…”.

Ông Huỳnh Tấn Tài - Chủ tịch CĐ Cty Hong IK Vina (KCX Tân Thuận, TPHCM) - cho rằng, nhà ở là nhu cầu bức thiết của CNLĐ, với mức thu nhập hiện nay thì họ khó lòng mua được nhà ở dù là nhà ở xã hội.

laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động