Xây dựng nông thôn mới và câu chuyện lòng tin của người dân

Tròn 10 năm đồng hành với chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ông Lê Thiết Cương - Phó Chánh văn phòng Thường trực điều phối xây dựng nông thôn mới, kiêm Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Thành phố cho rằng, cái được lớn nhất của Hà Nội là người dân đã thực sự nhận thức được về vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới của họ.
xay dung nong thon moi va cau chuyen long tin cua nguoi dan Chung tay xây dựng nông thôn mới vùng biên ải
xay dung nong thon moi va cau chuyen long tin cua nguoi dan Tổng kết Chương trình khoa học phục vụ xây dựng nông thôn mới

Chính sách nhất quán của lãnh đạo Thành phố

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được Trung ương đánh giá là địa phương đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Bởi để có được sự ghi nhận đó, trong 10 năm qua, với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị toàn Thành phố, xây dựng lộ trình thực hiện bài bản, sáng tạo; đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân, đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn Hà Nội.

xay dung nong thon moi va cau chuyen long tin cua nguoi dan
Ông Lê Thiết Cương

Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối phát triển nông thôn mới thành phố Hà Nội, ông Lê Thiết Cương cho rằng: Sau khi mở rộng địa giới hành chính khu vực nông thôn Hà Nội có đến 88,3 % diện tích đất nông nghiệp, người dân khu vực nông thôn chiếm xấp xỉ 60%, số lao động nông thôn chiếm trên 60%, số đơn vị hành chính cấp xã phường có 401 xã /570 xã, phường, thị trấn; đơn vị cấp quận, huyện có 19 huyện, thị xã /29 quận, huyện, thị xã. Với địa bàn nông thôn rộng lớn như vậy, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là việc làm cấp bách cần thiết đối với toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, thì mới đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương về vấn đề mở rộng địa giới hành chính.

Trong đó, nội hàm của Nghị quyết là chương trình hành động rất cụ thể về chương trình xây dựng nông thôn mới với những mục tiêu: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, xóa dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.“Thủ đô lúc đó như một bức tranh trái ngược nhau giữa người dân nông thôn và người dân đô thị. Nông dân đang là lực lượng chiếm số đông, cũng là đối tượng dân trí thấp và dễ nhạy cảm nhất. Với sự chênh lệch như vậy thì chắc chắn tính ổn định của thành phố sẽ không đảm bảo”, ông Lê Thiết Cương nói. Vì thế khi chủ trương thực hiện Nghị quyết Trung ương 26 bằng những việc làm cụ thể là xã điểm nông thôn mới thì dường như câu chuyện nông thôn mới ở Hà Nội mới bắt đầu. Trước đó, Trung ương lựa chọn 10 xã điểm đại diện cho các vùng nông thôn khác nhau trên cả nước để triển khai rút kinh nghiệm chung. Hà Nội lúc đó chưa được chọn.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội là địa phương có khu vực nông thôn rộng và số đơn vị hành chính cấp xã đứng thứ 3 cả nước sau Thanh Hóa, Nghệ An thì Thành phố nhận thấy việc chỉ đạo của Trung ương về mở rộng địa giới hành chính có tính chất quan trọng nên đã đặt vấn đề xin Trung ương bổ sung thêm 1 xã điểm để chỉ đạo. Đây là quan điểm chỉ đạo rất trúng và đúng của lãnh đạo thành phố Hà Nội. Ông Cương nhớ lại: 9h30 sáng thứ 3 ngày 31/3/2009, tôi nhận được cú điện thoại của Cục trưởng Cục HTX và Phát triển nông thôn lúc đó là anh Lã Văn Lý thông báo Hà Nội đã được Trung ương lựa chọn 1 xã làm điểm, như vậy cả nước có 11 xã điểm để chỉ đạo.

Ngay hôm sau, ngày 1/4/2009 đoàn công tác của Trung ương đã về làm việc để thống nhất các tiêu chí lựa chọn xã điểm tại địa phương; từ đó xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ đã được lựa chọn. Một điều rất may mắn nữa là Trưởng ban Bí thư Trung ương Đảng lúc bấy giờ là đồng chí Trương Tấn Sang cũng là Trưởng ban Chỉ đạo xã điểm quốc gia được phân công chịu trách nhiệm xã Thụy Hương của Hà Nội. Chúng tôi thường xuyên được đi theo đoàn của Trung ương, gần như tháng nào cũng giao ban tại xã. Trong quá trình triển khai thực hiện xã điểm Thụy Hương, Hà Nội đã lựa chọn thêm 3 xã điểm là xã Đại Áng (Thanh Trì), xã Song Phượng (Đan Phượng), xã Mai Đình (Sóc Sơn) và mỗi huyện chọn một xã điểm, như vậy Hà Nội có 19 xã điểm, trong đó 1 xã cấp trung ương, 3 xã cấp Thành phố và 15 xã cấp huyện để tổ chức đồng loạt triển khai thực hiện.

Đồng thời Hà Nội bắt tay khảo sát xây dựng Đề án về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2030 toàn Thành phố. Sau khi thông qua Hội đồng nhân dân được 96,6% đại biểu đồng ý, Đề án chính là cơ chế chính sách, là cơ sở để bố trí được nguồn lực, coi như “đường rãnh” để cho tất cả các quận huyện thực hiện. Sau Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa 15, Thành ủy đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015” (gọi tắt là Chương trình 02). Có thể nói Hà Nội đã làm rất khoa học và bài bản từ Đề án được HĐND thông qua, Nghị quyết Đại hội đưa vào thành chương trình, sau đó UBND Thành phố ban hành Kế hoach 69 để thực hiên chương trình này. Đây là cơ hội có một không hai để Hà Nội bắt tay vào thực hiện phát triển nông thôn mới.

Đột phá dồn điền, đổi thửa để phát triển

Ông Lê Thiết Cương cho hay: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, quan điểm của Đảng là phát huy nội lực là chính và có sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng phương châm là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, và dân hưởng lợi” có nghĩa là phải lấy dân làm gốc, dân làm chủ thể trong toàn bộ quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.

xay dung nong thon moi va cau chuyen long tin cua nguoi dan
Khi người dân có lòng tin vào chủ trương của Đảng, Nhà nước thì việc xây dựng NTM luôn đạt hiệu quả cao nhất (ảnh minh họa)

Thủ tướng cũng cho phép đấu giá đất xen kẹt tại các địa phương để góp phần huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới. Thực tế ở Hà Nội tại thời điểm sáp nhập bình quân mỗi hộ nông dân có từ 7-15 ô thửa/hộ thậm chí có nơi tới 27-39 ô thửa/hộ như một số xã của huyện Chương Mỹ, huyện Sóc Sơn... Như vậy, để thực hiện thành công Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015” một trong những nội dung quan trọng trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới là vận động nông dân tiến hành dồn điển, đổi thửa, sắp xếp lại ruộng đồng.

Đây là khâu quan trọng để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, lâu dài, là yếu tố quyết định thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đồng thời tiết kiệm quỹ đất để có thể qui hoạch các tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn cũng như huy động nguồn lực từ đất để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Thực tế, vấn đề dồn điền đổi thửa thực sự là bài toán khó với những người làm công tác xây dựng nông thôn mới bởi dồn điền đổi thửa đi kèm với việc xắp xếp lại đồng ruộng, liên quan tới quyền lợi của hầu hết các hộ nông dân.

Người nông dân bao đời gắn bó với mảnh đất cha ông để lại, lại quen với tập quán canh tác truyền thống cũ, nên việc thuyết phục không dễ dàng, nhất là ngày xưa người nông dân nhận ruộng đo theo cách thủ công hoặc chỉ áng chừng, phần ruộng của những gia đình sau khi đo đạc lại dư thừa, thứ hai là quyền lợi của những hộ nhận ruộng gần, ruộng tốt.. do vậy việc vận động người dân là quá trình khó khăn. Dồn điền đổi thửa là thực hiện một cuộc vận động các hộ nông dân tự nguyện chuyển đổi diện tích vị trí đất nông nghiệp hiện có của hộ gia đình để từ nhiều thửa nhỏ ở các khu vực khác nhau thành thửa lớn phù hợp với vùng sản xuất theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Do vậy, dồn điền đổi thửa chỉ có thể thành công khi có sự tham gia chủ động, trách nhiệm của người dân. Nông dân chính là người đưa ra sự lựa chọn tốt nhất, hiệu quả nhất trên mảnh đất của mình, nhưng muốn như vậy, lãnh đạo các cấp huyện, xã phải gương mẫu đi đầu trong cuộc vận động này”, ông Cương nhấn mạnh.

Sau hơn 3 năm từ 2012 đến 2014, Thành phố đã cơ bản hoàn thành với tổng diện tích đã dồn được 76.891 ha, trong đó lấy ra 1.839 ha đất dôi dư. Trong quá trình dồn điền đổi thửa, nhiều người dân tự nguyện đóng góp đất để qui hoạch mương máng, giao thông nội đồng theo tiêu chí nông thôn mới.

Trong xây dựng nông thôn mới Giai đoạn 1 (2011 - 2015) có 614 hộ gia đình đóng góp từ 100 triệu đồng trở lên, trong đó có những gia đình góp hơn 23 tỷ đồng tiền mặt; có người đóng góp hàng 1.000 m2 đất để mở rộng đường giao thông cho xã. Từ đầu 2016 đến nay có 234 hộ đóng góp từ 100 triệu đồng trở lên, trong đó có những cá nhân đóng góp hơn 20 tỷ đồng. Điều đó cho thấy khi có chủ trương đúng, lòng dân thuận thì kể cả những việc khó như là sắp xếp, phân chia lại đất đai cũng trở nên dễ dàng hơn. Câu chuyện dồn điền đổi thửa không chỉ dừng lại ở việc lấy đất dôi dư mà nó giải quyết rất nhiều vấn đề khác như an ninh chính trị, bộ mặt đô thị, an sinh xã hội...tốt lên. Quan trọng hơn chính là sự công bằng xã hội trong xây dựng nông thôn mới được đảm bảo nên nhân dân tin tưởng hơn vào Đảng vào nhà nước.

Nhân rộng những mô hình, hướng đi tích cực

Ngoài giảm đáng kể số thửa canh tác/hộ, sau dồn điền đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ở một số huyện như Từ Liêm, Mê Linh, Đan Phượng; Phúc Thọ, Đông Anh, Gia Lâm,…góp phần đưa tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,4%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (1,75%); đời sống vật chất, tinh thần của nông dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 33 triệu đồng/người/năm, tăng 13 triệu đồng/người/năm so với mục tiêu của Chương trình đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ khu vực nông thôn giảm từ 11,25% đầu năm 2011 còn 1,41% cuối năm 2015.

“Hiện giờ nông dân không làm thủ công nữa mà chuyển dần sang canh tác bằng máy; các khâu làm đất, thu hoạch hầu hết đã do máy móc thay người đảm nhiệm, khâu cấy cũng đang từng bước được thay dần bằng cấy máy, nhờ vậy bà con có thời gian làm thêm một số ngành nghề, dịch vụ để có thêm thu nhập”, ông Cương chia sẻ.

Đến nay, tuy mới được nửa thời gian của việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” nhưng hàng loạt các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã hình thành.

Điển hình, tiêu biểu như trang trại trồng rau hữu cơ của gia đình ông Nguyễn Đăng Quý, bà Đặng Thị Cuối ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho thu nhập từ 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm; vùng trồng cây ăn quả ở một số xã thuộc các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Trì, Phúc Thọ với giá trị 0,5 - 1 tỷ đồng đồng/ha/năm.

Toàn thành phố hiện có 123 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể Mê Linh 18 mô hình, Gia Lâm 17 mô hình, Thường Tín 14 mô hình, Thanh Oai 9 mô hình, Phúc Thọ 8 mô hình, Đông Anh 8 mô hình, Đan Phượng 8 mô hình... Trong đó có một số mô hình nổi bật như: Nhà máy sản xuất Nấm Kim châm công nghệ Nhật Bản của Cty TNHH XKN Kinoko Thanh Cao tại xã Đốc Tín, Mỹ Đức; sản xuất rau thủy canh của HTXNN Đa Tốn, Gia Lâm và hộ gia đình ông Nguyễn Mạnh Hồng, xã Yên Mỹ, Thanh Trì; sản xuất lan hồ điệp của HTX Đan Hoài, Đan Phượng... Tuy quy mô còn nhỏ, diện tích áp dụng còn khiêm tốn nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế khá, thể hiện xu hướng phát triển phù hợp với thực tế của một nền nông nghiệp cận đô thị của Hà Nội.

Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả đến nay đã hình thành chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn Thành phố có 115 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Trong đó các địa phương đã có nhiều mô hình liên kết như: Ứng Hòa 21 mô hình, Gia Lâm 18 mô hình, Đông Anh có 14 mô hình, Sóc Sơn 09 mô hình, Quốc Oai 09 mô hình, Mỹ Đức 08 mô hình, Thạch Thất 6 mô hình,...Các mô hình liên kết hiện nay đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, bước đầu các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định.

Có thể nói, Chương trình 02 đã bám rất sát Nghị quyết Trung ương về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Hiện giờ đi về các vùng nông thôn Hà Nội điểm rõ nét nhất đó là đường làng, ngõ xóm được bê-tông hóa, khang trang, sạch đẹp và một nền nông nghiệp công nghệ cao đang hình thành ở nơi đây. Nhưng quan trọng hơn, sự thay đổi về văn hóa mới chính là sự thay đổi gốc rễ. Các cụ đã nói “Phú quý sinh lễ nghĩa”, khi đời sống vật chất người dân được nâng lên thì sẽ nghĩ đến vui chơi, giải trí. Ngày xưa khi cuộc sống lam lũ, những nét văn hóa cơ sở, thậm chí truyền thống của người dân dần mai một, nhưng bây giờ có điều kiện, đời sống người dân cải thiện thì những nét văn hóa đó được quan tâm và khôi phục dần.

Các lễ hội truyền thống được tổ chức rất trang trọng, bài bản. Các điệu hò, vè, rồi các vở tuồng, chèo ở các xã có truyền thống giờ dần được khôi phục lại. Khắp các thôn xóm, phong trào văn hóa văn nghệ được hình thành, người già, thanh niên, trẻ nhỏ say mệ tập kịch, tập hát để có các buổi sinh hoạt cộng đồng chất lượng, ý nghĩa; đây chính là những yếu tố góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội ở các địa phương.

“Tôi và các đồng nghiệp đã từng đi dự 161 sân khấu tại huyện Phúc Thọ. Chúng tôi bủa xuống các Nhà Văn hóa dự các chương trình văn hóa văn nghệ với người dân. Chúng tôi hòa mình, hát theo những giai điệu, bài hát do người dân sáng tác. Nhưng xúc động nhất có lẽ là các bài vè, bài thơ về dồn điền đổi thửa.

Cảm xúc bắt nguồn từ tinh thần yêu đời, lạc quan. Ở đây người dân có sự đồng cảm, chia sẻ và đồng lòng với chủ trương của Nhà nước, của Thành phố thì họ mới có cảm xúc sáng tác được những câu thơ, câu vè tuy mộc mạc nhưng chứa đựng tình cảm sâu sắc đến vậy”, ông Lê Thiết Cương phấn khởi chia sẻ.

Vũ Quế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

(LĐTĐ) Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận toàn bộ hạng vé xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore phát hành qua đường online đã được bán hết trong 15 phút.

Tin khác

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (19/12), huyện Thanh Trì long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sáng nay (19/12), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến Bệnh viện E để thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ phóng hỏa xảy ra tối 18/12 tại nhà số 258 đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm.
Xem thêm
Phiên bản di động