Xã Yên Sở: Xây dựng nông thôn mới trên nền tảng hương ước cổ xưa
Phát huy sức mạnh toàn dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu | |
Đời sống người dân ở nông thôn Hà Nội ngày càng cải thiện | |
Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị |
Hương ước làng có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Sở |
Ông Nguyễn Đăng Hoan – Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở, người theo sát từng bước đi trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Yên Sở những năm qua chia sẻ, có được kết quả ngày hôm nay, là bởi người dân Yên Sở đã xây dựng nông thôn mới từ 15 năm trước bằng chính “hương ước làng”. Ông Hoan Cũng cho biết, năm 2010, Yên Sở được huyện Hoài Đức chọn làm xã điểm, khi đó xã mới đạt 7/19 tiêu chí và 4 tiêu chí cơ bản đạt.
Với xuất phát điểm đó, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Sở đã quyết phát triển nông nghiệp theo mô hình sản xuất an toàn, công nghệ cao. Trong đó, trọng tâm là phải khắc phục được bản hương ước cổ. Năm 1995, bản hương ước làng Yên Sở được khôi phục và hoàn thành, gồm 6 chương và 63 điều quy định khá đầy đủ những việc được và không được làm của người dân.
Hương ước nhấn mạnh đến vấn đề văn hóa, đạo đức, đạo lý gia đình, vệ sinh, trật tự an ninh làng xã… Không chỉ khôi phục, bản hương ước mới còn khắc phục được những quy định lạc hậu và vận dụng linh hoạt các điều mới vào cuộc sống: Cưới văn minh, tang hỏa táng. Đến cuối năm 2012, Yên Sở đã đạt 19/19 tiêu chí, các công trình phúc lợi được xây mới, tu bổ khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông rộng rãi, sạch sẽ. 100% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa, 90% gia đình văn hóa, hơn 90% trường hợp quá cố được hỏa táng.
Có thể nói bản hương ước năm 1995 và bản hương ước cổ của Yên Sở đã đi trước thời đại khi đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề văn hóa, giáo dục, đạo đức… rất nhân văn và mang tính thực tế.
Bởi thế, ngay từ những năm 1990, các cán bộ, đảng viên từ xã đến thôn đều gương mẫu đi đầu trong việc tổ chức tiệc cưới cho con cái. Họ không tổ chức ăn uống linh đình trong đám hỏi, chỉ tổ chức tiệc cưới trong một bữa chính, nhiều đám tổ chức tại ngay nhà văn hóa thôn mời chủ yếu là họ hàng, xóm giềng và bạn bè. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, các đám cưới ở Yên Sở kể từ đó trở nên giản dị và tiết kiệm.
Về giáo dục, chất lượng dạy và học ở các trường tiếp tục được duy trì và nâng cao. Nhiều năm cả 3 trường đều đạt trường tiên tiến cấp huyện trở lên (Trường mầm non và tiểu học đạt tiên tiến cấp thành phố). Cả 3 trường đều được Ủy ban nhân dân huyện đề nghị công nhận đạt chuẩn Quốc gia (riêng Trường mầm non được đề nghị công nhận đạt chuẩn mức độ II). Năm nào xã cũng có học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm cao nhất có gần 100 em.
Yếu tố kinh tế cũng hết sức được coi trọng với định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ đồng thời khai thác triệt để lợi thế về đất đai, tiếp tục phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả.
Các hộ tự chuyển đổi cho nhau từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn hoặc cho hộ khác thuê để thực hiện mô hình chuyên canh, tạo thu nhập cao. Diện tích trồng cây ăn quả đạt 120 ha cho thu nhập 900 triệu đồng/ha/năm. Diện tích vùng trồng hoa các loại đạt trên 23ha cho thu nhập đạt 2 tỷ đồng/ha/năm.
Bộ mặt xã Yên Sở thay đổi từng ngày nhờ nông thôn mới |
Dựa trên nền tảng ấy, khi được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, Yên Sở đã “bật” lên rất nhanh. Kết quả thực hiện chương trình 02 của Thành ủy, Yên Sở là xã đầu tiên của huyện Hoài Đức hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Với những kết quả đã đạt được, đời sống của người dân xã Yên Sở đã từng bước thay đổi.
Cụ thể, năm 2018, tổng giá trị sản xuất ước đạt 537 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế - thương mại – dịch vụ chiếm 54,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 40,1%; nông nghiệp 5,7%; thu nhập bình quân ước đạt 49 triệu đồng/người/năm; đặt biệt, toàn xã chỉ còn 0,76% tổng số hộ nghèo. Nhờ vậy, Yên Sở đã 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Với những kết quả đó, Yên Sở trở thành điểm sáng của huyện Hoài Đức và Thành phố Hà Nội; hai lần vinh dự được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen. Tiếp tục thực hiện chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, hiện nay Yên Sở là một trong 3 xã được huyện Hoài Đức lựa chọn thí điểm xây dựng triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2016 – 2020.
Xây dựng nông thôn mới nâng cao là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Do đó, ngay sau khi có sự chỉ đạo của Thành phố và huyện Hoài Đức, xã Yên Sở đã khẩn trương triển khai công tác xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân để phát huy vai trò trong quá trình thực hiện chương trình.
Đó là tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm xuống dưới 1,5% (theo tiêu chí mới).
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng tỷ lệ có việc làm thường xuyên đạt 94,5%. Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn: 100% hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; công tác thu gom rác thải, duy trì vệ sinh môi trường được thường xuyên và có hiệu quả…
Nhờ cách làm bài bản, hiệu quả, đặc biệt là việc tích cực triển khai công tác tuyên truyền, cùng với sự đồng tình ủng hộ, chung sức đồng lòng của người dân với Đảng bộ và chính quyền. Đến nay, xã Yên Sở đã đạt 17/19 tiêu chí; 2 tiêu chí cơ bản đạt theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20