Whitmore khó phát hiện vì khả năng “mạo danh” các bệnh khác

Người nhiễm Whitmore có thể xuất hiện nhiều triệu chứng của các bệnh khác gây khó khăn trong chuẩn đoán, nếu điều trị không đúng bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng
whitmore kho phat hien vi kha nang mao danh cac benh khac Không nên dùng chung son dưỡng môi với người khác
whitmore kho phat hien vi kha nang mao danh cac benh khac Những lưu ý khi bị rối loạn chức năng vòi nhĩ
whitmore kho phat hien vi kha nang mao danh cac benh khac Mùa hè ăn dưa hấu cần lưu ý 4 điều dưới đây
whitmore kho phat hien vi kha nang mao danh cac benh khac Muỗi vằn “vũ khí” quan trọng chống lại Zika
whitmore kho phat hien vi kha nang mao danh cac benh khac Viêm mủ màng phổi ở trẻ nhỏ: Nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm
whitmore kho phat hien vi kha nang mao danh cac benh khac

Được biết đến với cái tên "căn bệnh gây chết người trong 48 tiếng", bệnh Whitmore đang gây hoang mang cho nhiều người dân trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, sự thật là căn bệnh gây nên bởi vi khuẩn Whitmore không phải lúc nào cũng nguy hiểm đến tính mạng con người. Theo giới y học, khuẩn whitmore có nhiều thể bệnh, riêng thể bệnh gây chết người trong vòng 48 tiếng là thể hiếm gặp nhất.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – phụ trách Khoa Cấp cứu, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương cho biết: "Người bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore có thể diễn biến thành nhiều thể bệnh khác nhau. Đối với người bị bệnh mãn tính, trên người sẽ xuất hiện những vét loét, ổ nhiễm trùng kéo dài. Nếu bệnh nhân bị thể bán cấp sẽ âm thầm tái phát bệnh trong thời gian dài. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị cấp tính, người bệnh bị ngã xuống ao bùn hay ruộng, bị sặc bùn bẩn xuống phổi gây viêm phổi cấp tính, nhiễm trùng huyết cấp tính. Nguy hiểm nhất là diễn biến tối cấp, gây ra nhiễm trùng huyết và sốc nặng, bệnh nhân có thể chết trong vòng 48 giờ. Người nhiễm khuẩn Whitmore có thể có nhiều thể bệnh khác nhau vậy nên không nhất thiết cứ bị nhiễm Whitmore là sẽ chết trong vòng 48 tiếng. Người dân không nên quá hoang mang".

Mỗi năm, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW tiếp nhận 40 đến 50 ca nhiễm bệnh Whitmore, hiện bệnh viện cũng đang điều trị cho một số bệnh nhân thể bán cấp và cấp tính. Việt Nam là khu vực dịch tễ khá trầm trọng của vi khuẩn Whitmore. Do trước đây ngành y tế của Việt Nam chưa phát triển mạnh nên rất ít cơ sở y tế chuẩn đoán được khuẩn này, cũng bởi những biểu hiện mặt bệnh do khuẩn Whitmore gây nên rất giống với những mặt bệnh khác nên thường gây nhầm lẫn trong chuẩn đoán và điều trị. Trong thời gian gần đây, ngành y tế đã bắt đầu phát triển mạnh hơn, nhiều cơ sở tại các tỉnh cũng đã phát hiện được khuẩn Whitmore, bởi vậy bệnh Whitmore cũng được biết đến nhiều hơn.

whitmore kho phat hien vi kha nang mao danh cac benh khac
Trong những năm gần đây, vi khuẩn whitmore được phát hiện nhiều hơn bởi y học đã phát triển mạnh mẽ

Vi khuẩn Whitmore xuất hiện rất nhiều ở trong môi trường nước bùn, đất cát, đầm ao… Đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn thường có công việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường bùn đất như nông dân, công nhân hầm mỏ, công nhân nông trường, những người tay chân thường xuyên bị xây xát tiếp xúc với đất cát. Đặc biệt, có những trường hợp người đi đường bị ngã xuống ao, xuống ruộng và hít phải nước bùn bẩn vào phổi, có thể sẽ bị nhiễm khuẩn và gây viêm phổi.

Theo bác sĩ Trung Cấp, bệnh Whitmore chỉ lây từ ngoài môi trường vào người, hiện chưa có ghi nhận trường hợp nào lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên nếu có một bệnh nhân bị viêm phổi do khuẩn Whitmore điều trị chung với 1 bệnh nhân bị viêm phổi vì lý do khác. Nếu hai người này trong quá trình điều trị sử dụng chung các vật phẩm như xông hút đờm, xông hút phổi thì có thể bị lây bệnh. Tuy nhiên với điều kiện y tế của bệnh viện Nhiệt đới trung ương hiện nay thì trường hợp này không thể xảy ra.

Cũng theo bác sĩ Trung Cấp, chuẩn đoán được đúng bệnh do vi khuẩn Whitmore gây nên rất khó, đòi hỏi bác sĩ phải có tư duy lâm sàn tốt. Ngoài ra, cơ sở y tế phải có đủ điều kiện để nuôi cấy, khẳng định là vi khuẩn Whitmore mới có thể tìm ra được. "Thông thường, kể cả trong phòng xét nghiệm cũng có khả năng nhầm lẫn Whitmore với những vi khuẩn khác, vậy nên phòng xét nghiệm vừa phải có điều kiện vừa phải đủ kinh nghiệm để phân biệt. Hiện tại ở bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, luôn có phòng xét nghiệm được trang bị đầy đủ và các bác sĩ có chuyên môn cao nên có thể xác định chính xác được bệnh Whitmore nếu người bệnh mắc phải".

Về chi phí điều trị khi mắc bệnh Whitmore, bác sĩ Trung Cấp cho biết: "Về việc điều trị, đối với thể viêm phổi cấp tính hoặc các ổ loét trên da thì sẽ phải điều trị dài lâu hơn rất nhiều so với những vi khuẩn thông thường. Còn đối với thể tối cấp gây tử vong nhanh chóng thì nhiều khi thuốc kháng sinh chưa kịp ngấm bệnh nhân đã tử vong rồi, may mắn là thể tối cấp rất hiếm gặp. Thể hay gặp nhất là bán cấp, trung bình người bệnh điều trị thể bán cấp từ vài tháng đến nửa năm, thậm chí là 1 năm vì có rất nhiều ổ di bệnh tại nhiều cơ quan như trong cơ, thậm chí là trong xương, gan, lá lách… Điều khó khăn trong việc điều trị thể bán cấp là kháng sinh ngấm chậm, hơn nữa vi khuẩn này rất ít kháng sinh tác dụng được với nó. Nếu điều trị kéo dài sẽ khiến Whitmore kháng lại và bệnh nhân sẽ phải đổi thuốc đắt hơn, tốn kém hơn. Người bệnh điều trị kiên trì có thể khỏi hẳn nhưng lo ngại nhất là vẫn còn những ổ di bệnh không phát hiện ra, tưởng ổn rồi ngừng điều trị thì bệnh lại bùng phát".

Hiện bệnh Whitmore chưa có vaccine phòng bệnh vậy nên biện pháp cơ bản nhất để phòng tránh bệnh là tăng cường biện pháp bảo hộ trong lao động và sinh hoạt nhằm tránh các bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất bẩn.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng triển khai, Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp trong lao động, sản xuất” đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia dự thi.
Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 16/4, tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, UBND quận Ba Đình đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" năm 2024.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Chiều nay, tại Qatar, Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam Hoàng Anh Tuấn đã tham dự buổi họp báo trước Vòng chung kết U23 châu Á 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh giải đấu này là cơ hội tốt đối với các cầu thủ trẻ để hướng đến tương lai, vì vậy, toàn đội cần tập trung tối đa để thể hiện màn trình diễn tốt tại Qatar.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Trung tâm Chính trị quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Hội nghị tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn cho gần 100 cán bộ Công đoàn cơ sở.

Tin khác

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa tử vong thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).
Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Vừa qua, ba học viên người nước ngoài đến từ các nước Anzerbaijan và Ấn Độ đã đăng ký tham gia khóa học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

(LĐTĐ) Sau 2 tuần tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông, bé trai mắc hội chứng thận hư kháng steroid bị rơi vào biến chứng nguy kịch với huyết khối toàn bộ tĩnh mạch.
Xem thêm
Phiên bản di động