Vựa cây cảnh “bung lụa” đón Xuân
Trắng đêm canh đào dưới cảnh "màn trời chiếu đất" | |
Nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường | |
Thăm phố cây cảnh lớn nhất Hà Nội |
Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, khách đã nườm nượp đổ về Văn Giang, Hưng Yên để săn cây cảnh về chơi Tết. Ở “vựa” cây cảnh này, khách có thể lựa chọn cho mình được nhiều loại cây độc, lạ về chưng Tết hoặc làm quà biếu …
Văn Giang (Hưng Yên) nổi danh là “lò” luyện cây cảnh phục vụ thị trường Tết. |
Đa dạng các loại cây cảnh như bưởi, cam, quất, chanh vàng, đu đủ,… được bày bán kín trên vỉa hè tại nhiều đoạn đường lớn chạy qua huyện Văn Giang. Theo chân chủ một số nhà vườn tại Văn Giang, phóng viên VOV bị choáng ngợp bởi những cây bưởi cảnh xum xuê trái, những cây cam canh trĩu quả đỏ au, những cây chanh vàng bonsai nhiều tư thế, và cả những cây đu đủ hình dáng ấn tượng, quả sai lúc lỉu...
Trang trại bưởi cảnh của anh Vũ Đức Mạnh ở thôn Quán Trạch, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, có hàng trăm cây với nhiều mẫu mã khác nhau, từ bưởi thế, bưởi bonsai mini tới các “cụ” bưởi lâu năm quả vàng óng, sai trĩu cành.
Văn Giang - “thủ phủ” của bưởi, cam, quất cảnh đang vào vụ Tết. |
Anh Mạnh cho biết, vài năm trở lại đây, nhiều thích chơi bưởi cảnh dịp Tết bởi đây là loại quả phổ biến vào mỗi dịp Tết cổ truyền. Giá bưởi cảnh năm nay rất phải chăng, có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng mỗi cây.
Chỉ tay vào những chậu bưởi cảnh cao đến vài m, đều quả tăm tắp, ánh vàng sáng bóng, anh Mạnh chia sẻ: Bưởi cảnh được trồng từ gốc nhiều năm tuổi nhưng phải trải qua quá trình chăm sóc, tạo kiểu công phu mới có được cây dáng đẹp, nhiều quả.
Để có cây đẹp, nhà vườn phải “săn” gốc bưởi diễn lâu đời, thế đẹp, không bị sâu để mang về ươm và ghép quả, anh Mạnh cho hay.
Thông thường, để có một chậu bưởi cảnh hoàn chỉnh chơi Tết, người trồng phải mất mấy năm chăm sóc, tạo tán cho cây và cấy ghép quả từ đầu năm. “Khoảng 30-40% số quả bưởi trên cây là do cây tự đẻ ra, còn 60-70% số quả còn lại là do ghép cuống. Ghép quả tỷ lệ thành công lên tới 90% nếu nhà vườn có kinh nghiệm,” anh Mạnh chia sẻ.
Dù sức mua giáp Tết đi lên, nhưng giá cả khá ổn định. Cây bưởi diễn này có giá tầm 13-14 triệu đồng. |
Thời điểm ghép quả thường là từ đầu tháng 4 âm lịch để quả bưởi có thể chín vàng đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Muốn có cây bưởi đẹp, ngoài số quả tự nhiên thì các chủ vườn phải ghép thêm quả sao cho cân đối, đều nhau, phù hợp với dáng và tán cây. Đặc biệt, tổng số quả trên cây phải mang một ý nghĩa đẹp theo quan niệm dân gian, thường là số lẻ, đẹp nhất là số hàng đơn vị là 6, 8, 9.
Giá mua bưởi cảnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, dáng dấp, số lượng quả, số tuổi cây… Những cây đẹp có giá khoảng hơn chục triệu đồng, thậm chí là vài chục triệu đồng. Những cây nhỏ thì giá chỉ vài triệu đồng. Những cây bưởi bonsai mini giá dao động từ 3-5 triệu đồng mỗi cây.
Ngoài bưởi cảnh, nắm bắt được xu thế khách hàng thích chơi cam canh dáng đẹp về chưng Tết, nhà vườn Mạnh Thủy ở xã Liên Nghĩa đã tập trung vào trồng cam canh bonsai. Năm nay, nhà vườn này có khoảng 140 chậu cam canh cảnh phục vụ khách mua về chơi Tết.
Chủ nhà vườn cho hay, hiện một số cây đẹp đã được đặt mua. Giá cả năm nay cũng không đắt hơn so với năm ngoái, dao động từ 5-6 triệu đồng/cây đối với những cây cam canh loại đẹp và to. Còn những cây nhỏ hơn thì giá chỉ tầm 1,5-3 triệu đồng.
Những cây cam đường canh đang chờ khách rước về chơi Tết. |
Trồng cam canh làm cảnh kỳ công hơn trồng bưởi, chủ nhà vườn Mạnh Thủy chia sẻ, và cho biết thêm, khó nhất là khâu đảo lấy quả, mang cây từ đất vườn thả vào chậu cảnh. Cây cam canh thường đơm hoa kết trái vào tháng 2 âm lịch nên chủ vườn phải tiện quanh gốc cây để lấy hoa và quả và đưa cây vào chậu từ đầu năm để “rèn” cây quen với môi trường sống trong chậu.
“Có những cây cảnh sống trong chậu cả đời, chỉ đổi chậu theo yêu cầu của khách”, chủ nhà vườn Mạnh Thủy cho hay.
Quá trình “làm đẹp” cho cây bắt đầu từ vài tháng trước Tết, từ cắt tỉa và chăm bón tới tạo dáng cho cây. Hầu hết các nhà vườn đều phải thuê thợ làm thêm với giá nhân công từ 300.000 – 400.000 đồng/ngày để phụ giúp chăm cây.
Về mặt lợi nhuận, theo chủ nhà vườn Mạnh Thủy, trồng bưởi cảnh và cam cảnh thu lãi tương đương nhau. Chi phí trồng bưởi cao hơn trồng cam, nhưng trồng cam lại đòi hỏi phải kỳ công, tỉ mỉ và kỹ thuật cao hơn để giữ quả đẹp và bền. Mỗi năm, nếu thời tiết thuận lợi thì lãi thu về bằng 50% tổng doanh thu của cả vườn, trung bình thu lợi khoảng 300-400 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nếu thời tiết khắc nghiệt thì lãi cũng chỉ được 100-200 triệu đồng/năm.
Những cây bưởi, cây cam đã trở nên quá quen thuộc, do đó, để làm mới thị trường, một số nhà vườn tại Văn Giang đã tạo ra những cây cảnh mới, trong đó có đu đủ bonsai – một mặt hàng đang hút khách năm nay.
Đu đủ bonsai trông khá bắt mắt. |
Gia đình nhà anh Vũ Văn Tiến ở xã Liên Nghĩa đang sở hữu một vườn đu đủ bonsai trĩu quả. Rất nhiều trong số đó đã được khách đặt mua cách đây cả tháng, giá dao động từ 2-3 triệu đồng/cây.
Anh Tiến cho hay, khách “săn” hàng về chơi Tết đã về Văn Giang lùng mua từ đầu tháng 10 âm lịch, và dịp đông khách nhất là vào cuối tháng 11 âm lịch. Để chọn cho mình cây cảnh ưng ý về chơi Tết hay đi biếu, tặng, khách đã đặt cọc tiền sớm và chủ vườn phải đánh dấu vào những cây khách đã đặt mua chờ dịp thuận tiện sẽ cho xe tới chờ về.
Chăm sóc đu đủ cảnh cũng không quá vất vả nhưng cần sự tỉ mỉ. “Thức ăn của loại cây này chủ yếu là xỉ, đất và phân gà, phân vi sinh và NPK. Đu đủ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Đây là loại cây ưa nắng ấm, rất kỵ với rét đậm rét hại. Nếu lạnh quá lá sẽ bị xoằn, vàng ngọn, trái hỏng…”, anh Tiến chia sẻ.
“Đối với người trồng cây cảnh, cũng giống như “đãi cát tìm vàng”, cần phải có chút “duyên”, anh Tiến nói. Các công đoạn chăm bón và “tút tát” được những người làm vườn thuộc như lòng bàn tay. Ấy vậy mà không ít người đã phải nhận “trái đắng” chỉ vì lơ là, mất tập trung ở một công đoạn dù rất nhỏ, có khi là ở ngay khâu đơn giản là cho cây “ăn”, hay khi trời không “thương”, đổ mưa nhiều khiến cây ngập úng. Về giá cả cũng vậy, khi hên gặp khách ưng thì mua bán đắt như tôm tươi, còn khi thị trường ế ẩm thì cũng không thể nói trước được điều gì.
Theo Trần Ngọc-Huy Phương/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28