Vụ tiêm nhầm vắcxin làm 3 trẻ tử vong: 15 năm tù cho các bị cáo
Theo tin tức trên báo Dân việt, sau một ngày xét xử, đến 16h50 chiều 27/3, HĐXX-TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên án sơ thẩm xử phạt 4 bị cáo trong vụ 3 trẻ tử vong do tiêm nhầm thuốc xảy ra ngày 20/72013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Thị Thuận bị tuyên phạt 5 năm tù giam về tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp". Bị cáo Lê Huỳnh Sơn 4 năm tù giam; Nguyễn Văn Thiện 3 năm tù giam; Trần Thị Hải Vân 3 năm tù treo cùng về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Các gia đình bị hại được bồi thường đều như nhau, 77 triệu đồng (60 triệu tiền tổn thất tinh thần, 17 triệu tiền mai táng phí).
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Thuận (nguyên y sĩ khoa sản bệnh viện Hướng Hóa) đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình rằng vào sáng thứ 7 ngày 20/7/2013, Thuận nhận ca trực. Lúc đó trời mưa to, mất điện, trời tối. Vì thế, khi 3 trẻ sơ sinh ra đời, Thuận nhận y lệnh của bác sĩ Lê Thị Kim Phượng, tiêm vắcxin viêm gan B cho 3 trẻ sơ sinh (con của các sản phụ: Nguyễn Thị Nga, SN 1983, trú khóm Đông Chính, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa; Trần Thị Hà, SN 1973, trú khóm 3A, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa và Hồ Thị Thương, SN 1996, trú bản 7, xã Thuận, Hướng Hóa).
Nhận lệnh, Thuận đến Khoa khám bệnh nơi đặt tủ lạnh bảo quản thuốc, do mất điện nên đã bật đèn pin điện thoại di động của mình soi, mở tủ lấy 3 lọ thuốc trong hộp giấy không đậy nắp, rồi dùng bơm kim tiêm hút thuốc và tiêm cho 3 trẻ sơ sinh kể trên.
Sau khi tiêm xong, Thuận tiếp tục đi thăm khám cho các bệnh nhân khác. Đến khoảng 8h30 cùng ngày, trong khi đang điều trị cho các bệnh nhân khác, Thuận nghe tiếng kêu "Bác sĩ ơi, cứu con tôi với". Khi thấy 3 trẻ đều tím tái, khó thở, Thuận liền đưa các cháu đến phòng cấp cứu. Mặc dù vậy, các cháu đã tử vong lúc 9h cùng ngày.
Bị cáo Thuận lý giải rằng: " Vì hai loại vắc xin viêm gan B và thuốc giãn cơ Esmeron có ngoại hình, nhãn mác quá giống nhau, lại mất điện, đèn pin điện thoại không sáng lắm và thực sự không nghĩ rằng trong tủ đựng vắc xin viêm gan B lại có thứ thuốc khác. Sau khi tiêm xong, tôi vẫn làm việc bình thường chứ không biết là đã tiêm nhầm thuốc".
Khi thấy 3 trẻ có biểu hiện giống nhau, biết mình tiêm nhầm thuốc, Thuận chạy vội về phòng sinh tìm lại vỏ 3 lọ thuốc đã tiêm trước đó, thấy bên ngoài có dòng chữ "lạ"- ESMERON mà không phải vắcxin viêm gan B. Sau đó Thuận đi đến Khoa khám bệnh mở tủ lạnh lấy vỏ hộp thuốc mà mình đã lấy 3 lọ thuốc này bỏ vào túi áo. Đồng thời, lấy 3 lọ vắc-xin viêm gan B chưa sử dụng rồi đi về phòng Khoa sản. Tại đây, Thuận lấy 2 bơm kim tiêm hút thuốc vắcxin viêm gan B trong 3 lọ xả xuống nền nhà. Xong, Thuận đặt 3 vỏ lọ vắcxin viêm gan B vào sọt rác màu vàng đặt ở xe tiêm. Để biết chắc chắn mình tiêm nhầm thuốc, Thuận vào phòng vệ sinh mở nhãn thuốc ra xem. Thấy đúng là mình tiêm nhầm thuốc nhưng sau đó bỏ vào túi áo rồi đến xem vụ việc. Đồng thời, ném 3 vỏ lọ Esmeron vào gốc cây nhãn phía sau Khoa sản.
Bị cáo Thuận cũng khai rằng, bị cáo chưa hề được tập huấn về tiêm vắc xin viêm gan B nhưng vẫn phải tiêm vì nhận y lệnh.
Người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tập trung rất đông tại tòa án chứng kiến phiên xét xử. (Ảnh: Báo Vietnamnet)
Theo báo Tuổi Trẻ, hai bị cáo Nguyễn Văn Thiện, nguyên phó giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa và Lê Huỳnh Sơn, nguyên phó phòng kế hoạch - tổng hợp của bệnh viện này, đều nhận rõ hành vi thiếu trách nhiệm của mình đã gián tiếp gây nên cái chết cho ba trẻ sơ sinh.
Trước tòa, bị cáo Sơn, người đã tự ý bỏ những lọ thuốc gây mê esmeron vào chung tủ lạnh với các loại vắcxin viêm gan B, thừa nhận việc này.
Bị cáo Sơn nói khi sử dụng xong còn thừa một số lọ esmeron, bị cáo đem về chỗ cũ cất giữ thì phòng đóng cửa, nên đem qua khoa khám bệnh nơi có tủ lạnh đựng vắcxin viêm gan B để cất. Trước khi cất vào đó bị cáo Sơn khai đã chủ ý lấy bút lông viết lên vỏ hộp này là "thuốc độc".
Riêng bị cáo Trần Thị Hải Vân, nguyên y tá trưởng khoa sản bệnh viện này, trước cáo buộc rằng bị cáo Vân là người được giao quản lý tủ lạnh đựng vắcxin tại khoa khám bệnh nhưng có người tự ý bỏ thuốc esmeron vào lại không biết, bị cáo Vân cho rằng mình chỉ được giao quản lý ngăn 1 và ngăn 3 của tủ lạnh. Trong khi bị cáo Sơn tự ý bỏ thuốc esmeron vào ngăn 2 nên bị cáo Vân không biết.
HĐXX hỏi bị cáo Vân nếu được giao quản lý cả tủ lạnh bảo quản thuốc, khi có ai đó bỏ thuốc khác vào mà mình không biết, vậy nói không có trách nhiệm thì có hợp lý không. Bị cáo Vân im lặng.
Tại phiên tòa, cả hai luật sư bào chữa cho bị cáo Thiện và bị cáo Sơn đều cho rằng, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị cần xem xét trách nhiệm khoa dược là khoa có trách nhiệm bảo quản, giám sát sinh phẩm.
Trưởng khoa ngoại, trưởng khoa dược và đoàn thanh tra Sở y tế tỉnh Quảng Trị cũng cần phải xem xét trách nhiệm. Bởi vì đoàn thanh tra sở y tế khi đi kiểm tra ngày 18.7.2013, đã phát hiện sai phạm trong quá trình bảo quản thuốc của bệnh viên đa khoa huyện Hướng Hóa nhưng không ra lệnh chấm dứt tình trạng trên. Đoàn y tế đi kiểm tra mà không lập biên bản làm việc.
Ba gia đình mong muốn hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Chị Trần Thị Hà, một trong những bà mẹ có con tử vong đau buồn nói: "Nỗi đau này sẽ theo suôt cuộc đời của gia đình tôi, và không thể bù đắp được. Nhưng mà việc xảy ra ngoài ý muốn nên thôi, kính mong hội đồng xét xử giảm nhẹ tội cho các bị cáo. Cũng vì bệnh viên nghèo, không có tủ lạnh riêng thôi".
Kết thúc phiên tòa là những cái nắm tay và lời tha thứ từ gia đình nạn nhân đến bị cáo Nguyễn Thị Thuận. "Chúng tôi không trách chị nữa đâu, chị hãy yên lòng" – anh Nguyễn Đình Đạo nói.
Trong kết luận của Đoàn kiểm tra Sở Y tế tỉnh ngày 18/7/2013, có đoạn chấn chỉnh những nội dung sai phạm như: "Khoa sản gửi thuốc vắc-xin tại phòng khám chung với các sinh phẩm khác của phòng khám là không đúng quy định...".
Với bị cáo Nguyễn Văn Thiện (Phó giám đốc Bệnh viện), trong thời gian được Giám đốc Bệnh viện ủy quyền, Thiện đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ.
Sự thiếu trách nhiệm của các bị cáo Thiện, Vân và Sơn là nguyên nhân dẫn đến việc bị cáo Thuận lấy nhầm thuốc, gây ra cái chết cho ba trẻ sơ sinh.
Nhận thấy, hành vi của các bị cáo đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và làm mất lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế, HĐXX cho rằng cần được xử í nghiêm minh.
Nhưng xét thấy, các bị cáo đều ăn năm hối cải, thành khẩn khai báo, gia đình bị hại có xin giảm nhẹ hình phạt nên TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên phạt Nguyễn Thị Thuận 5 năm tù giam, Nguyễn Văn Thiện 3 năm tù giam, Lê Huỳnh Sơn 4 năm tù giam, Trần Thị Hải Vân 3 năm tù treo, đồng thời bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị hại 77 triệu đồng.
Cáo trạng nêu rõ vào sáng 20/7/2013, y sĩ Nguyễn Thị Thuận thực hiện y lệnh bác sĩ Lê Thị Kim Phượng, tiêm vắc xin viêm gan B cho 3 trẻ sơ sinh (con của các sản phụ Nguyễn Thị Nga, SN 1983, trú khóm Đông Chính, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa; Trần Thị Hà, SN 1973, trú khóm 3A, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa và Hồ Thị Thương, SN 1996, trú bản 7, xã Thuận, Hướng Hóa).
Y sĩ Thuận đến khoa Khám bệnh nơi đặt tủ lạnh bảo quản thuốc, do mất điện nên y sĩ Thuận bật đèn pin điện thoại di động, mở tủ lấy 3 lọ thuốc trong hộp giấy không đậy nắp, rồi dùng bơm kim tiêm hút thuốc và tiêm cho 3 trẻ sơ sinh kể trên.
Khoảng nửa giờ sau, nghe tiếng kêu của các sản phụ y sĩ Thuận chạy đến, thấy 3 trẻ đều tím tái, thở nấc liền đưa đến phòng cấp cứu nhưng các cháu đã tử vong sau đó không lâu.
Sau đó, y sĩ Thuận về phòng sinh tìm lại vỏ 3 lọ thuốc đã tiêm, thấy bên ngoài có dòng chữ Esmeron mà không phải vắcxin viêm gan B, biết mình đã tiêm nhầm thuốc nên đến tủ lạnh lấy vỏ hộp thuốc đã tiêm bỏ vào túi áo và lấy 3 lọ vắcxin viêm gan B chưa sử dụng đi về phòng khoa sản.
Tại đây, y sĩ Thuận lấy 2 bơm kim tiêm hút thuốc vắcxin viêm gan B trong 3 lọ xả xuống nền nhà rồi đặt 3 vỏ lọ vắcxin viêm gan B vào sọt rác màu vàng đặt ở xe tiêm, ném 3 vỏ lọ Esmeron vào gốc cây nhãn phía sau khoa sản.
Trong khi đó, Lê Huỳnh Sơn chính là người tự ý bỏ ba lọ thuốc Esmeron vào tủ thuốc, chung với vắcxin viêm gan B, uốn ván. Còn y tá trưởng Trần Thị Hải Vân là người được giao quản lý tủ thuốc nói trên.
Ngày 18/7/2013, phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa Nguyễn Văn Thiện đã nghe đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh kết luận, chấn chỉnh những nội dung sai phạm, nhưng vẫn không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ trong thời gian được giám đốc bệnh viện ủy quyền.
Sự thiếu trách nhiệm, việc làm không đúng của các bị cáo Thiện, Vân và Sơn chính là nguyên nhân dẫn đến việc y sĩ Thuận lấy nhầm thuốc, gây ra cái chết đau lòng cho 3 trẻ sơ sinh kể trên.
Theo phununews.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50