Vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Vạn sự khởi đầu nan
Theo ông Võ Tiến Hùng – Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, cách đây 45 năm, ngày 28/3/1973, Đội Thoát nước (tiền thân của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội bây giờ) được thành lập.
Sau đó vài tháng, Đội được đổi tên thành Xí nghiệp Thoát nước Hà Nội, trực thuộc Cục quản lý công trình công cộng, có nhiệm vụ quản lý và vận hành hệ thống thoát nước thành phố nhằm từng bước góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt của nhân dân kết hợp với phục vụ nông nghiệp ngoại thành.
Hệ thống thoát nước khi đó chỉ có 74km cống các loại từ thời Pháp thuộc, được xây dựng trước năm 1939, tập trung tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm và làm việc tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội. |
Hệ thống thoát nước bao gồm chung cho cả nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, bệnh viện. Nước thải được truyền dẫn qua 45km các kênh, mương, gần 30km sông Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu và cuối cùng đổ về sông Tô Lịch và thoát ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt với lưu lượng thoát chỉ là 10m3/s.
Với đôi bàn tay thô ráp, không máy móc thiết bị trợ giúp, đối diện với một hệ thống cơ sở hạ tầng hầu như không có gì ngoài những cái cống cũ kĩ, gần 100 công nhân, những con người của 45 năm về trước đã bắt đầu công việc bảo đảm năng lực thoát nước của Thành phố như vậy.
Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng của rác thải và chất thải đổ vào các con sông không chỉ gây cản trở thoát nước mà còn làm cho chất lượng nước ngày càng ô nhiễm hơn.
Nhiều tuyến đường, tuyến phố chưa có công ngầm nên nhiều khu vực bị ngập lụt khi có mưa. Xí nghiệp đã có chủ trương đẩy mạnh việc xây lắp các công trình thoát nước, từ đó hàng loạt cầu cốn trên sông, mương được cải tạo để tăng tiết diện dòng chảy như Cầu Giấy, Cống Cót, Cầu Mới, cầu Mai Động, cống Nam Khang, cống Tầu Bay…
Đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của Xí nghiệp, năm 1991, UBND Thành phố Hà Nội quyết định chuyển đổi thành Công ty Thoát nước Hà Nội.
Tăng tốc tạo đà phát triển
Đến năm 1993, với chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, Công ty được UBND Thành phố giao nhiệm vụ là đối tác cùng các chuyên gia JICA lập quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội với phạm vi 135,4km2, chia làm hai lưu vực: Lưu vực sông Tô Lịch, diện tích 77,5km2; lưu vực sông Nhuệ, diện tích 58km2. Dự án chia làm 3 giai đoạn với kinh phí trên 1 tỷ USD.
Năm 1995, quy hoạch và dự án được Chính phủ phê duyệt, tiến hành khởi công thực hiện, năm 2000, Công ty tiếp nhận và đưa vào vận hành trạm bơm đầu mối Yên Sở giai đoạn 1 có công suất 45m3/s, từ đó việc thoát nước cho thành phố không còn lệ thuộc vào hướng thoát tự chảy. Việc làm này đã giúp chủ động hơn trong tiêu thoát nước mưa, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm sông Nhuệ.
Dàn máy móc cơ giới hiện đại tham gia cải tạo, chỉnh trang hồ Hoàn Kiếm. |
Một mốc son đáng chú ý nữa là tháng 8/2008, Thành phố Hà Nội được mở rộng, với diện tích hơn 3.344km2, dân số hơn 6,2 triệu người. Thủ đô mới nằm trong tốp 17 thành phố lớn nhất thế giới. Xác định được vai trò chủ đạoo của mình trong lĩnh vực thoát nước phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô giai đoạn mới.
Công ty vừa chú trọng đến việc tiếp nhận các công trình đưa vào vận hành, khai thác, vừa chú trọng đến việc xử lý nước thải. Có thể nói, cùng với khối lượng công việc không ngừng gia tằng, lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn của công ty cũng không ngừng được đào tạo, bổ sung và đổi mới phù hợp với nhu cầu công tác của từng năm, từng thời kỳ.
Lực lượng lao động cũng được công ty điều chuyển phù hợp với hiện trạng hệ thống thoát nước và năng lực thiết bị sản xuất của công ty theo hướng ưu tiên nạo vét bằng các thiết bị cơ giới. Tính đến nay, công ty đã sở hữu 250 thiết bị cơ giới hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thành phố và sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các đơn vị khác trong trường hợp khẩn cấp.
Chính những thiết bị và dây chuyền cải tiến này đã được công ty huy động trong công trình cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm từ tháng 11/2017 - 1/2018, với hơn 55.000m3 bùn trầm tích tồn đọng được nạo vét, hơn 10.000 lượt xe vận chuyển bùn an toàn.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2) và bức hình Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội. |
Có thể nói, mỗi một giai đoạn đã qua đều là mốc son đáng ghi nhớ, là những nấc thang vững chắc để công ty tiếp bước tới tương lai, để rồi hôm nay, hình ảnh vất vả của người công nhân ngày trước đã khác rất nhiều so với bây giờ. Bản đồ số hóa hệ thống thoát nước đã dần vươn ra toàn đại bản thành phố.
Từ tháng 1/2017, các thông số về lượng mưa, điểm ngập úng của hệ thống đã được đưa lên công thông tin điện tử của Thành phố Hà Nội. Người dân khi cần có thể sử dụng điện thoại thông mình để tra cứu trực tiếp và hướng dẫn giao thông khi đi qua các điểm úng ngập.
Sản phẩm “Rãnh thoát nước hỗn hơn – rãnh 3 trong 1” được hình thành từ thực tiễn bất cập giữa việc thu gom nước thải, nước sinh hoạt nhà dân và nước mưa. Hệ thống cửa điều tiết A-B-C và cửa thông kênh o – E góp phần khai thác tối đa khả năng vận hành của các bơm khẩn cấp, giúp hạ nhanh mực nước trên hệ thông. Chế phẩm RedOxy 3C đã xử lý được đa số các hồ trong nội thành… những đổi mới sáng tạo này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của công ty ngày nay.
Tuy nhiên, với tính chất của một đơn vị thoát nước, công ty đã và đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Thành phố Hà Nội đang trên đà bứt phá với tốc độ đô thị hóa nhanh, việc thiếu quy hoạch bộ hệ thống thoát nước đã gây ra các điểm úng ngập cục bộ đột xuất; kinh phí cho công tác nạo vét, sửa chữa, cải tạo nâng cấp chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho công tác thoát nước; trong khi đó, từ 2015 đến nay kinh phí đặt hàng của Thành phố tiết giảm hàng năm từ 15 đến 25%, có hạng mục lên tới 35% ảnh hưởng trực tiếp đến mức kinh phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của đơn vị.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý, duy trì, vận hành hệ thống thoát nước Đô thị trên địa bàn toàn Thành phố, đòi hỏi công ty phải tiếp tục đổi mới và có những nỗ lực không ngừng, góp phần xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
Với những thành tích đạt được, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước gồm: Huân chương Lao động hạng Ba (1978); Huân chương Lao động hạng Ba lần thứ 2 (1983); Huân chương Lao động hạng Nhì (1991); Huân chương Lao động hạng Nhất (1996); Huân chương Độc lập hạng Ba (2003); Huân chương Độc lập hạng Nhì (2012); Huân chương Lao động hạng Nhất giai đoạn 2012 – 2016 (2017) và nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội từ 2013 - 2017. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58