Việt Nam: Thị trường lớn, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư thế giới
Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong dự án PPP | |
Đâu là rào cản lớn đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam? | |
5 nhà đầu tư ngoại dẫn đầu trên thị trường bất động sản Việt Nam |
Hoa Kỳ không tham gia CPTPP là thiệt thòi lớn cho các nhà đầu tư
Tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 đến năm 2020” do Tạp chí Nhà đầu tư vừa tổ chức, trả lời câu hỏi về việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có ảnh hưởng đến tình hình đầu tư vào Việt Nam hay không?, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, có ảnh hưởng nhưng không lớn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, CPTPP là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có quy mô và phạm vi lớn nhất trong hợp tác song phương và đa phương hiện nay.
Đầu tư nước ngoài được nhìn nhận từ góc độ các nước thành viên sau khi Việt Nam tham gia CPTPP, đó là cam kết mở cửa thị trưởng, mở rộng không gian, lĩnh vực đầu tư hơn từ các nước thành viên khi rào cản được gỡ bỏ.
Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do này cũng tạo áp lực cho chính Việt Nam trong quá trình cải cách, để tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh và tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng |
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ, Việt Nam hiện là thị trường lớn. Với vị trí địa lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, nước ta đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên thế giới.
“Việc Hoa kỳ không tham gia CPTPP thì đầu tư của nước này vào Việt Nam có ảnh hưởng nhưng không lớn. Tuy nhiên, tôi tin rằng Mỹ sẽ sớm xem xét lại việc quay lại Hiệp định để giữ nhịp độ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Liên quan đến việc để tận dụng cơ hội trong Hiệp định CPTPP, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần thực thi nghiêm túc các cam kết, chuẩn bị tốt điều kiện cần thiết (nguồn lực, đất đai, năng lượng...), xây dựng hàng rào kỹ thuật hợp lý khi lựa chọn dự án. Cùng với đó, đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền và xúc tiến đầu tư nhằm hiện thực hóa cơ hội tham gia Hiệp định thương mại tự do này.
Trong khi đó, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ, hiện đầu tư nước ngoài đang đóng góp rất lớn trong tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần rà soát lại luật pháp chính sách, tăng cường năng lực thực thi, năng lực hấp thu của bộ máy để thu hút nhà đầu tư.
Cải cách thể chế còn chậm
Đánh giá về cải cách thể chế thời gian qua, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thẳng thắn chia sẻ, dù đã đạt được một số kết quả, song nhìn chung tốc độ cải cách vẫn chậm và chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.
"Chúng ta nói rất nhiều về cải cách thể chế. Nghị quyết 19 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2015 môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt mức trung bình của Asean 4, nhưng hiện khoảng cách vẫn rất xa", ông Hiếu nói.
Đưa ra phương thức cải cách thể chế sao cho hiệu quả, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, cần thay đổi tư duy ở cấp nhân viên, chuyên viên, chứ không chỉ dừng lại ở tầm lãnh đạo. Thay đổi tư duy trong bộ máy hành chính là một nội dung quan trọng của cải cách thể chế, từng bước bám sát trình độ tư duy của thế giới.
Về phần mình, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa lại tỏ ra lo ngại về phát triển công nghiệp của Việt Nam. Theo ông Nghĩa, công nghiệp chế tạo của Việt Nam hiện nay gần như nằm trong tay người nước ngoài, mà cụ thể là khối FDI. Nước ta mong muốn trở thành một nước công nghiệp, tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn nhận rằng đây là mục tiêu không hề dễ dàng.
Ông Nghĩa chia sẻ, 4 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á là Philipines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thất bại trong nỗ lực công nghiệp hoá. Và các chuyên gia của họ từng khẳng định cơ hội để các nước Đông Nam Á trở thành một nước công nghiệp đã hết và không bao giờ quay lại.
“Thế giới hiện nay là phẳng, các nước gần như đã mở cửa, những nền kinh tế phát triền sẽ không bao giờ để chúng ta có được công nghệ của họ. Trong bối cảnh như vậy, nhìn nhận phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin như vừa qua tôi cho là hợp lý”, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nói.
Để thành công với hướng đi trên, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Việt Nam cần sự đầu tư và nỗ lực rất lớn của cả hệ thống doanh nghiệp lẫn chính quyền, các nhà làm chính sách.
Theo ông Nghĩa, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan, bởi đây là nền kinh tế thành công nhất trong lĩnh vực công nghiệp điện tử tại khu vực Đông Bắc Á. Năm 1962, thu nhập đầu người của Đài Loan chỉ bằng một nửa Malaysia, nhưng hiện nay đã gấp 3 lần.
Theo Minh Ngọc/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01