Đâu là rào cản lớn đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam?
![]() | Thu hút FDI nhìn từ những dự án khủng |
![]() | Việt Nam, Indonesia: Hai địa chỉ thu hút FDI hàng đầu ASEAN |
![]() | Thu hút FDI vào nông nghiệp: Phải mở rộng hạn điền |
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, Việt Nam có lực lượng lao động hiệu quả dồi dào và mức tiền lương tương đối thấp. Đây là yếu tố giúp thu hút nguồn vốn FDI lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động. Kể từ năm 2012, sản xuất công nghiệp đã hấp thụ trung bình 400.000 lao động mỗi năm.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt kỹ năng lao động nổi lên như một rào cản đối với việc thu hút FDI, và đối với hoạt động kinh doanh nói chung.
Dẫn chứng về vấn đề này, Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết, trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2017-2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nêu “lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ” là hạn chế lớn thứ hai trong môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Tương tự, khảo sát lao động của Ngân hàng Thế giới cho thấy tìm được ứng cử viên cho các vị trí việc làm đòi hỏi tay nghề cao hơn là một thách thức lớn cho hầu hết các doanh nghiệp, khoảng 70% - 80% ứng viên cho các vị trí quản lý và kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu.
Việt Nam cần ưu tiên cho ba nhóm sáng kiến
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, để thu hẹp sự thiếu hụt kỹ năng lao động này, Việt Nam cần ưu tiên cho ba nhóm sáng kiến nhằm tăng cường hiệu quả các trường đại học và hệ thống trường dạy nghề: mở rộng tiếp cận, cải thiện chất lượng, và tinh giản quản trị.
Theo đó, việc mở rộng tiếp cận là yếu tố then chốt. Lực lượng lao động của Việt Nam đang tăng nhanh. Từ 38 triệu người vào năm 2000, lực lượng này dự báo sẽ đạt 56 triệu vào năm 2020. Mặc dù đã được tăng cường đầu tư, song năng lực đào tạo hiện tại của các trường, trung tâm dạy nghề không đủ để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động to lớn này. Hiện tại, chỉ có 20% người lao động trên cả nước có bằng đại học hoặc được đào tạo nghề bài bản.
![]() |
Việt Nam có lực lượng lao động hiệu quả dồi dào và mức tiền lương tương đối thấp. Ảnh minh họa |
Thứ hai là nhu cầu cải thiện chất lượng. Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế cho thấy học sinh trung học của Việt Nam có kết quả học tập một số môn khá hơn đáng kể so với học sinh các nước khác ở Đông Nam Á, kể cả học sinh ở những nước giàu hơn như Thái Lan hay Malaysia. Tuy nhiên, cần phải đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc xây dựng cho sinh viên đại học năng lực tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và kỹ năng quản lý con người trong hoàn cảnh thực tế.
Minh chứng cho vấn đề này, ADB cho hay, xếp hạng của Việt Nam về cảm nhận chất lượng hệ thống giáo dục đại học trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2017-2018 đã tụt một bậc xuống vị trí 84 trong gần 140 quốc gia được khảo sát. Trong khi đó, Việt Nam chỉ xếp thứ 120 về chất lượng các trường quản lý, đây là điểm xếp hạng thấp nhất trong tất cả các cấu phần nội dung của chỉ số. Kết quả này bộc lộ nhu cầu cấp bách phải khớp nối được chương trình đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp.
Mặc dù các nỗ lực cải cách trong những năm gần đây đã đạt một số tiến bộ, nhưng các trường đại học công lập và một số trường đào tạo nghề vẫn còn bị hạn chế bởi thiếu sự tự chủ và chương trình lạc hậu chậm đổi mới, trong khi đó các trường đại học tư thục lại bị hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh.
Tóm lại, cần có sự hợp tác mạnh mẽ và nhất quán hơn giữa chính phủ và khu vực tư nhân để nâng cấp hệ thống giáo dục đại học lên tầm quốc tế và chuẩn bị tốt hơn cho học sinh bước vào thị trường lao động trong tương lai.
Điểm cuối cùng được ADB đưa ra là, cần phải tinh giản hệ thống và công tác quản trị trường đại học và trường đào tạo nghề. Công tác quản lý hiệu quả càng trở nên phức tạp hơn do trách nhiệm quản lý trên 2.000 cơ sở đào tạo nằm rải rác ở 13 bộ ngành chủ quản và 63 tỉnh thành.
Theo ADB, mặc dù từ năm 2005 việc kiểm định chất lượng đã trở nên bắt buộc với tất cả các trường, song trên thực tế việc áp dụng chuẩn mực chung vẫn rất khó khăn. Tương tự, tình trạng quản lý manh mún gây khó khăn cho việc xây dựng các chiến lược phối hợp nhằm đạt được mục tiêu chính sách quốc gia hoặc cùng áp dụng chuẩn mực chung và chia sẻ trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo.
“Những thay đổi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có thể phải mất một thế hệ mới đạt được kết quả, do vậy cần phải bắt tay vào công tác hiện đại hoá trường đại học và đào tạo nghề từ bây giờ. Làm vậy để đảm bảo rằng, vấn đề lao động thiếu hụt tay nghề sẽ không trở thành nút thắt nghẽn cản trở tương lai phát triển và tăng trưởng của đất nước”, ADB bày tỏ quan điểm.
Theo Minh Ngọc/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại
Tin khác

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Thị trường 06/04/2025 05:41

Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa”: Dow Jones lao dốc hơn 2.200 điểm, S&P 500 mất 10% chỉ trong 2 ngày
Thị trường 05/04/2025 15:04

Giá xăng dầu hôm nay (5/4): Giá dầu thế giới lao dốc gần 8%
Thị trường 05/04/2025 07:04

Giá vàng hôm nay (5/4): Giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh
Thị trường 05/04/2025 07:04

Giá vàng thế giới "rơi tự do" khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ lỗ nặng
Thị trường 05/04/2025 07:03

Tỷ giá USD hôm nay (5/4): Giá USD tăng cao trong khi giá vàng giảm sâu
Thị trường 05/04/2025 07:02

Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal
Thị trường 04/04/2025 16:45

Tỷ giá USD hôm nay (4/4): Giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh
Thị trường 04/04/2025 06:14

Giá vàng hôm nay (4/4): Vàng trong nước giảm mạnh theo thế giới
Thị trường 04/04/2025 06:09

Giá xăng dầu hôm nay (4/4): Giá dầu thế giới giảm mạnh, trong nước đồng loạt tăng
Thị trường 04/04/2025 06:07