Việt Nam - Nhật Bản: Trao đổi hơn 32 văn kiện hợp tác, trị giá khoảng 8 tỷ USD

(LĐTĐ) Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Nhật Bản, hai bên đã trao đổi hơn 32 văn kiện hợp tác với tổng trị giá khoảng 8 tỷ USD trong các lĩnh vực như năng lượng, tài chính, khách sạn, phát triển khu thương mại, khu công nghiệp, phát triển đô thị thông minh…
viet nam nhat ban trao doi hon 32 van kien hop tac tri gia khoang 8 ty usd Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu và lâu dài
viet nam nhat ban trao doi hon 32 van kien hop tac tri gia khoang 8 ty usd Thủ tướng nhấn mạnh sáng tạo công nghệ mới trước hết phải vì con người
viet nam nhat ban trao doi hon 32 van kien hop tac tri gia khoang 8 ty usd Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lần thứ bảy

Nhân dịp này, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thông tin tới báo chí về kết quả Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản

viet nam nhat ban trao doi hon 32 van kien hop tac tri gia khoang 8 ty usd
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo UBND TP Hà Nội chụp ảnh với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Xin Thứ trưởng cho biết các kết quả chính của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay?

- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Diễn ra trong hai ngày 28-29/6, với 4 phiên họp chính thức và 2 phiên thảo luận chuyên đề, Hội nghị thượng đỉnh G20 đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng nổi lên của kinh tế và quản trị toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng khá trì trệ với nhiều rủi ro bất trắc, thương mại và đầu tư quốc tế gặp khó khăn do chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều vấn đề mới phải xử lý, trong khi đói nghèo, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường vẫn là những thách thức lớn.

Tại Hội nghị lần này, các nước tiếp tục đề cao hợp tác quốc tế, hành động trách nhiệm, thúc đẩy cải cách các thể chế quản trị toàn cầu hướng đến phát triển bền vững, cân bằng và bao trùm. Dưới sự điều hành của nước Chủ tịch G20 Nhật Bản và nỗ lực gác lại bất đồng của các nước, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20.

Theo sáng kiến của Nhật Bản, nhiều nước tham dự Hội nghị đã ủng hộ, thông qua Tuyên bố Osaka về kinh tế số, trong đó khởi động “Tiến trình Osaka” về thúc đẩy đàm phán xây dựng các quy tắc, luật lệ quốc tế về điều chỉnh thương mại điện tử. Đây là những kết quả nổi bật của Hội nghị G20 năm nay, phản ánh nhu cầu ngày càng cấp bách về tăng cường hợp tác quốc tế trong xử lý các vấn đề mới về thương mại, đầu tư, công nghệ, môi trường và xã hội dưới tác động của các biến chuyển sâu sắc trong chính trị, kinh tế toàn cầu cũng như tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của việc tham dự và các sáng kiến, đóng góp của Việt Nam cho G20 năm 2019?

- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Việc Việt Nam 4 lần được mời tham dự G20 trong vòng 10 năm, một diễn đàn đa phương quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, thế và lực cùng với uy tín của Việt Nam trên thế giới ngày càng nâng cao, sự trưởng thành và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các vấn đề quốc tế và khu vực được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việc Nhật Bản mời ta tham dự G20 năm nay phản ánh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp, hai nước là đối tác tin cậy, có trách nhiệm đối với hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, cùng chia sẻ và ủng hộ lẫn nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo G20 thảo luận nhiều vấn đề toàn cầu quan trọng, đặc biệt là đưa ra các sáng kiến có ý nghĩa và thiết thực, được lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế dự Hội nghị hoan nghênh và đánh giá tích cực: Thúc đẩy hướng tới khuôn khổ pháp luật, quy tắc toàn cầu về lưu chuyển và quản trị dữ liệu nhằm tranh thủ các lợi ích của kinh tế số, đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn kinh tế số, tôn trọng luật pháp quốc tế và nội luật của các quốc gia;

Thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, trong đó có các trung tâm nghiên cứu - phát triển trí tuệ nhân tạo, nhằm tăng cường chia sẻ tri thức, chuyển giao công nghệ mới; thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển - đại dương và tiến tới khuôn khổ toàn cầu về ngăn ngừa rác thải nhựa biển nhằm góp phần đẩy mạnh hợp tác thực chất, hiệu quả trong bảo vệ môi trường biển - đại dương.

Có thể nói các sáng kiến này thể hiện sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam vào tăng cường hợp tác toàn cầu trong xử lý những vấn đề cấp thiết đang nổi lên, thể hiện dấu ấn của Thủ tướng, góp phần quan trọng vào thành công của đoàn Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay.

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có hàng loạt tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao nhiều nước và tổ chức quốc tế, trong đó có các đối tác chiến lược và quan trọng, để tăng cường tin cậy, thúc đẩy quan hệ đi vào chiều sâu, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác của các nước trong những vấn đề Việt Nam có lợi ích.

Các đối tác đều đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, vai trò và vị thế của Việt Nam, khẳng định ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.

viet nam nhat ban trao doi hon 32 van kien hop tac tri gia khoang 8 ty usd
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Tập đoàn Mitsui Tatsuo Yasunaga. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Xin Thứ trưởng cho biết kết quả những hoạt động song phương với Nhật Bản?

- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam sau khi Nhà Vua Nhật Bản Na-rư-hi-tô lên ngôi, mở ra thời kỳ mới Reiwa (Lệnh Hòa), trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp, toàn diện và thực chất trên mọi lĩnh vực với sự tin cậy cao về chính trị. Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, cung cấp viện trợ phát triển, đầu tư trực tiếp, du lịch, thương mại...

Hai nước phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, Việt Nam hiện là nước điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2018 - 2021. Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có 25 hoạt động song phương: Hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe; tiếp Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật -Việt Nikai Toshihiro, Thống đốc các tỉnh Chiba, Wakayama, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO, Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Kansai và Sakai; dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư với sự tham gia của hơn 1200 doanh nghiệp hai nước; có 2 cuộc Tọa đàm với lãnh đạo gần 40 doanh nghiệp lớn của Nhật Bản; tiếp lãnh đạo một số tổ chức và tập đoàn kinh tế lớn có quan hệ hợp tác với Việt Nam, thăm Đại sứ quán ta tại Tokyo và Tổng Lãnh sự quán ta tại Osaka, gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, dự và trồng cây lưu niệm tại Lễ hội hoa sen Việt Nam - Nhật Bản 2019 tại thành phố tỉnh Wakayam, là nơi trồng giống hoa sen cổ Oga có từ 2000 năm trước của Nhật Bản và hoa sen do Việt Nam trao tặng.

viet nam nhat ban trao doi hon 32 van kien hop tac tri gia khoang 8 ty usd
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Tọa đàm bàn tròn với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản về các chủ đề công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tôi xin nhấn mạnh một số kết quả nổi bật sau:

Một là, chuyến thăm một lần nữa cho thấy sự gần gũi và tin cậy về chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản: Đây là lần thứ hai trong vòng 4 năm, Nhật Bản mời Việt Nam tham dự một Hội nghị quốc tế lớn với tư cách khách của nước chủ nhà (tiếp theo Hội nghị cấp cao G7 mở rộng năm 2016); đây cũng là chuyến công tác thứ tư tới Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong 4 năm qua.

Hai là, chuyến thăm đã đạt được những kết quả cụ thể, thực chất, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh vực.

Hai bên tái khẳng định coi nhau là đối tác quan trọng trong chính sách khu vực, nhất trí duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã mời Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam dự Hội nghị cấp cao ASEAN trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020 và Thủ tướng Abe đã vui vẻ nhận lời. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng, trong đó có hợp tác trong khuôn khổ ADMM+ trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN.

Kinh tế, đầu tư, lao động tiếp tục là những lĩnh vực hợp tác hết sức sôi động giữa hai nước. Ngay trước Hội đàm, Thủ tướng 2 nước đã chứng kiến Lễ ký kết 6 văn kiện hợp tác, trong đó Bản ghi nhớ hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong hợp tác lao động giữa hai nước.

Hai bên đã thống nhất về các thủ tục cho phép nhập khẩu quả vải của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, mở đường cho quả vải của chúng ta đi vào một trong những thị trường lớn nhưng cũng rất khó tính của thế giới. Hai Thủ tướng cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, phối hợp chặt chẽ để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP và sớm kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước đã trao đổi hơn 32 văn kiện hợp tác với tổng trị giá khoảng 8 tỷ USD trong các lĩnh vực như năng lượng, tài chính, khách sạn, phát triển khu thương mại, khu công nghiệp, phát triển đô thị thông minh…

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành những khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại lớn mà mới nhất là việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, qua đó mở ra nhiều cơ hội mới cho thu hút đầu tư trực tiếp và thúc đẩy xuất khẩu thời gian tới.

Hai bên đã ký Hiệp định chuyển giao người bị kết án, nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề. Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, đối phó với biến đổi khí hậu...

Ba là, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế vì lợi ích của hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực và thế giới, nhất là khi Việt Nam sẽ đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và ràng buộc pháp lý.

Có thể nói, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

P.V thực hiện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại thành phố Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình đối ngoại nhân dân năm 2024, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ bà Marcelle Torres Alves Okuno - người được Đại sứ quán đề xuất bổ nhiệm Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Brazil.
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành hai Nghị quyết về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất

TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất

(LĐTĐ) Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ban hành Quyết định số 100 quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diệc tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn Thành phố.
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa

Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa

(LĐTĐ) So với các quy định trước đây, quy định mới của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS), dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên toàn thành phố (TP) không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở. Trong khi đó tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng ban hành các quy định mới về tách thửa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út

Chiều 29/10, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm làm việc tại Vương quốc Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba

Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba

(LĐTĐ) Ngày 28/10, Đoàn Hội Tiểu nông Cuba do ông Félix Duarte Ortega - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Tiểu nông Cuba làm Trưởng đoàn đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Hải Phòng nhân chuyến thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng.
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 29/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động