Việt Nam - Malaysia tăng cường bảo vệ lao động di cư
Trong đó có nội dung hợp tác để bảo vệ lao động Việt Nam tại Malaysia – một trong bốn quốc gia đứng đầu về tiếp nhận lao động di cư từ Việt Nam.
Biên bản ghi nhớ cũng đề cập đến việc tiến hành đối thoại để thúc đẩy phê chuẩn các công ước có liên quan của ILO; nêu những vấn đề của lao động di cư tới các nhà chức trách và hoạch định chính sách; giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại.
Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đưa trên 220.000 lượt người lao động sang làm việc tại Malaysia. Bình quân, mỗi năm có khoảng 12.000 lao động, chủ yếu là lao động trình độ kỹ năng thấp, di cư sang Malaysia. Hiện có khoảng 80.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 12/13 bang của Malaysia, phần lớn trong các ngành sản xuất, chế tạo, may mặc và xây dựng.
“Cả hai phía, phái cử và tiếp nhận lao động đều cố gắng tạo điều kiện tốt cho người lao động sống và làm việc thuận lợi tại Malaysia. Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động Việt Nam tại Malaysia gặp một số khó khăn và giải quyết những khó khăn này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa công đoàn hai nước,” ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch TLĐLĐVN phát biểu tại lễ ký kết.
Những vấn đề lao động di cư Việt Nam tại Malaysia thường gặp phải bao gồm chi phí cao; bị chủ lao động giữ hỗ chiếu; tuyển dụng bất hợp pháp; hợp đồng bị thay đổi so với khi ký kết ở nhà; không được trả lương, bị chậm trả lương, hoặc trừ lương; không được có ngày nghỉ.
Giám đốc ILO Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki, cho biết: “Công đoàn có thể cung cấp những hỗ trợ quan trọng cho người lao động trong việc giải quyết những khó khăn trong quá trình di cư, bao gồm tăng cường sự chuẩn bị cho người lao động và khả năng đối phó với những vấn đề ở nơi làm việc như bị trừ lương hoặc điều kiện làm việc không đảm bảo, từ đó giảm bớt nguy cơ bị rơi vào những hình thức tồi tệ nhất của bóc lột lao động là lao động cưỡng bức và buôn bán người.”
Do đó, Biên bản ghi nhớ này được hy vọng sẽ mở ra một chương mới đối với sự hợp tác giữa công đoàn hai nước trong lĩnh vực di cư lao động – một lĩnh vực sẽ ngày càng trở nên quan trọng do các thay đổi về cơ cấu dân số, chênh lệch thu nhập và hội nhập kinh tế vốn sẽ được đẩy mạnh với sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm nay./.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56