Việt Nam kêu gọi tăng cường đoàn kết giữa các quốc gia Không liên kết

(LĐTĐ) Ngày 25/10, tại Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết lần thứ 18 diễn ra tại Thủ đô Baku, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh Việt Nam sẽ sát cánh cùng các nước thành viên tăng cường đoàn kết.
viet nam keu goi tang cuong doan ket giua cac quoc gia khong lien ket Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Phong trào Không liên kết
viet nam keu goi tang cuong doan ket giua cac quoc gia khong lien ket Việt Nam đề nghị các quốc gia tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông
viet nam keu goi tang cuong doan ket giua cac quoc gia khong lien ket Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Bộ trưởng Phong trào Không liên kết

Ngày 25/10, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết lần thứ 18.

viet nam keu goi tang cuong doan ket giua cac quoc gia khong lien ket
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: B.N.G)

Với chủ đề “Nêu cao các nguyên tắc Bangdung nhằm ứng phó đầy đủ và phối hợp xử lý các thách thức của thế giới đương đại”, Hội nghị Cấp cao Baku có sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao và đại diện 120 quốc gia thành viên Không liên kết, đại diện các nước quan sát viên và các tổ chức quốc tế.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khẳng định với tư cách Chủ tịch Phong trào Không liên kết trong ba năm tới, Azerbaijan sẽ tôn trọng và thúc đẩy cam kết mạnh mẽ của Phong trào đối với các nguyên tắc Bangdung, nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, giải quyết hoà bình tranh chấp quốc tế…

Tổng thống Aliyev cũng cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, phát triển giữa các nước thành viên Không liên kết, tăng cường đối thoại với các thể chế đa phương, thúc đẩy lợi ích chung của các nước thành viên Không liên kết tại Liên hợp quốc; đồng thời, nhấn mạnh sáng kiến của Azerbaijan trong việc tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như trong các hoạt động của Không liên kết trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ rõ những thách thức to lớn Phong trào Không liên kết phải đối mặt, đặc biệt là cạnh tranh giữa các nước lớn, chủ nghĩa đơn phương, chính trị cường quyền, cũng như những khó khăn nội tại như hạn chế chung về nguồn lực, sự gia tăng khác biệt về lợi ích giữa một số nước thành viên và sự can thiệp từ bên ngoài.

Trước những thách thức đó, Phó Chủ tịch nước kêu gọi tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các nước Không liên kết, với nền tảng là các nguyên tắc Bangdung, để Phong trào có thể tiếp tục là ngọn cờ đầu thúc đẩy thượng tôn pháp luật, dân chủ hoá quan hệ quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước Không liên kết.

Khẳng định Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN và phấn đấu vì các mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển, Phó Chủ tịch nước cho rằng những nỗ lực này của ASEAN đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS 1982).

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đề nghị Phong trào Không liên kết cần dành sự quan tâm thích đáng và ủng hộ các nỗ lực vì hoà bình, an ninh và ổn định tại Đông Nam Á, tôn trọng quan điểm, lập trường của các nước thành viên liên quan.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam sẽ luôn kiên trì với các nguyên tắc và mục tiêu của Phong trào Không liên kết, sẵn sàng hợp tác và sát cánh cùng các nước thành viên đóng góp để Phong trào thực sự đoàn kết, ứng phó toàn diện, kịp thời và hiệu quả trước các thách thức, phát huy tiếng nói của các nước Không liên kết. Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ nêu cao trách nhiệm, đóng góp cho nền hòa bình thế giới và sự phát triển bền vững, hạnh phúc và thịnh vượng cùng nhân loại toàn cầu.

Phong trào Không liên kết được thành lập vào năm 1961, đến nay có 120 nước thành viên, 17 nước quan sát viên, trở thành tổ chức có số lượng thành viên lớn thứ hai thế giới sau Liên hợp quốc.

Phong trào Không liên kết là tập hợp lực lượng của các nước đang phát triển, với mục tiêu chính là bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển; đóng góp duy trì hòa bình, độc lập dân tộc; chung sống hòa bình giữa các quốc gia và chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp, công bằng cho mọi dân tộc. Việt Nam chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết năm 1976.

Quỳnh Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động