Việt Nam - EU kết thúc đàm phán FTA
Kết thúc đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh Hải quan |
Cụ thể, sau phiên đàm phán lần thứ 14 diễn ra từ ngày 13 - 17/7, sáng 4/8/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng đã có buổi điện đàm với Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom và thống nhất kết thúc cơ bản đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Như vậy, sau gần 3 năm, từ ngày 26/6/2012, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các cấp bộ trưởng, trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã chính thức kết thúc toàn bộ các nội dung cơ bản của hiệp định.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương Mại EU Cecilia Malmstrom trong buổi họp báo |
Các nội dung chính của hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay: Các tác động đáng kể nhất của hiệp định, bao gồm cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, sẽ là một cú hích quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông lâm, thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ôtô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU. Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.
Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Trong lĩnh vực đầu tư, các cam kết nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong EVFTA được xem là sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU và cả các đối tác khác vào Việt Nam. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2014 lên tới 36,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 28 tỷ USD, nhập khẩu gần 9 tỷ USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản... Hiện đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư trên 37 tỷ USD.
Liên quan đến Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Các nước tham gia đã đi được chặng đường đàm phán khoảng 97- 98% và 2- 3% còn lại có lẽ chỉ là vấn đề thời gian.
L. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40