Việt hóa kịch bản phim không hề đơn giản
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải. |
-PV: Được biết, nguồn kịch bản đến từ nước ngoài chiếm 40% kịch bản phim do VFC sản xuất trong năm 2017. Có phải việc mua lại bản quyền phim nước ngoài được xem như lựa chọn khôn ngoan giúp dễ dàng có những bộ phim “bom tấn” không, thưa ông?
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải: Không hẳn là như vậy. Rất nhiều dự án phim mua của nước ngoài nhưng không thành công. Do đó việc lựa chọn kịch bản phim để Việt hóa là cả một vấn đề vô cùng quan trọng và đôi khi là mạo hiểm.
Việc lựa chọn các bộ kịch bản phim phù hợp theo tiêu chí của nhà sản xuất không phải là dễ dàng, đôi khi còn cần may mắn. Vì không có một mẫu số chung nào luôn đáp ứng được các việc đó. Một ví dụ là bộ phim “Người phán xử” gây bão thời gian qua. Nếu ai đã từng xem kịch bản gốc của phim “Người phán xử” do Isarel sản xuất sẽ thấy khác rất nhiều so với phiên bản do VFC sản xuất. Các nhà sản xuất phải biết phát hiện vấn đề, và dựa cốt truyện của kịch bản để sáng tác tiếp. Bản thân chúng tôi sau khi mua các kịch bản phim từ nước ngoài về cũng phải bỏ rất nhiều công sức để sáng tác, nghiên cứu cách thức chuyển đổi kịch bản phim mua ở nước ngoài thành các kịch bản Việt hóa. Điều này lý giải tại sao sau khi đã có kịch bản phim “Người phán xử”, chúng tôi phải mất tới 3 năm để viết lại kịch bản. Khi Việt hóa kịch bản, nhân vật Diễm My – con dâu Phan Quân gần như phải viết lại toàn bộ. Trong kịch bản gốc đời sống tình cảm của vợ chồng Diễm My – Phan Hải và cô bồ rất phức tạp, rất nhiều cảnh nóng nhưng khi làm phim phải cân nhắc và khai thác phù hợp với văn hóa người Việt. Hay như bộ phim hứa hẹn sẽ là bom tấn tiếp theo là “Cả một đời ân oán” cũng được mua kịch bản từ phim “Cô dâu bạc triệu” do Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất. Mặc dù đã có kịch bản trong tay từ 3 đến 4 năm trước nhưng tới thời điểm này chúng tôi mới ra mắt phim. Nói như vậy để thấy rằng việc Việt hóa kịch bản không hề đơn giản.
Một cảnh trong bộ phim được Việt hóa kịch bản “Cả một đời ân oán”. |
-Các kịch bản phim của VFC được lấy từ nguồn nào?
Một là từ các tác giả chuyên nghiệp. Hai là bản thân VFC đặt hàng các nhà văn, nhà sáng tác, cộng tác viên. Ngoài ra là từ các hội chợ phim được tổ chức ở nước ngoài. Hàng năm diễn ra nhiều hội chợ phim tại Singapore, Mỹ, Hồng Kông… Tại đó, nhiều hãng sản xuất công khai giới thiệu dự án phim, bán các kịch bản, gameshow, thậm chí có thể trao đổi ngay trên mạng internet. Có thể đối với chúng ta là mới mẻ nhưng thực ra các nhà sản xuất phim đến từ các nước công nghiệp phim phát triển như Trung Quốc, Pháp, Anh hay Hollywood (Mỹ) đã làm việc đó từ lâu rồi và họ đều tham gia các hội chợ đó để tìm kiếm các kịch bản mang về. Đó là việc rất bình thường trong hoạt động trao đổi bản quyền. Các hoạt động đó đều công khai. Trong các hội chợ đó có tới hàng nghìn các kịch bản để lựa chọn. Các nhà sản xuất Việt cũng qua đó tìm hiểu, phát hiện và lựa chọn cho mình những bộ kịch bản phù hợp để sản xuất, mang về Việt hóa. Tôi cũng vừa trở về từ hội chợ phim ở Singapore. Ở đó có rất nhiều các nhà xuất phim cùng tham dự như là BHD, Cát Tiên Sa…
-Với 3 nguồn kịch bản phim như trên, VFC có thiếu các kịch bản hay không?
VFC luôn trong tình trạng thiếu các kịch bản hay để sản xuất. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận một vấn đề là, công tác đào tạo viết kịch bản chuyên nghiệp cho phim truyện truyền hình của chúng ta chưa được chú trọng nhiều.Trong các trường điện ảnh thì hầu hết đào tạo viết kịch bản biên kịch điện ảnh, tức là các kịch bản rất ngắn. Nhưng đối với phim truyện truyền hình dài tập, để có thể kéo khán giả theo dõi bộ phim trong vòng vài tháng thì cần kịch bản rất dài. Chưa kể đặc thù thị hiếu xem phim của khán giả từng nước. Ví dụ như với Hồng Kông, Nhật Bản… thì các phim truyền hình chỉ thường 12-16 tập, nhưng với khán giả Việt Nam thì chừng đó là chưa đủ để kéo khán giả theo dõi phim. Do đó, bằng am hiểu khán giả và kinh nghiệm của các nhà sản xuất để đặt hàng và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Ví dụ như bộ phim “Thương nhớ ở ai” từ nguồn kịch bản đặt hàng, do đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể từ tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng. Hay “Zippo Mù tạt và em” được đặt hàng một cách “đo đinh đóng giầy” cho diễn viên Hồng Đăng và Mạnh Trường. Có những phim chúng tôi lựa chọn diễn viên và đề tài để đặt hàng các tác giả viết. Về các đề tài, chúng tôi có các kế hoạch sản xuất phát sóng, cân đối các đề tài với nhau. Đôi khi trước những vấn đề nóng của cuộc sống nhưng người viết kịch bản chưa tạo dựng được hoặc các đạo diễn chưa thể sản xuất. Cho nên đôi khi có những kịch bản đã được viết nhưng phải gác lại.
-Về việc chia sẻ bản quyền phát sóng phim đối với các nước trong khu vực đã được nhắc đến rục rịch từ lâu rồi nhưng đến thời điểm này chưa được thực hiện, theo ông nguyên nhân do đâu?
Đầu tiên là vấn đề kỹ thuật. Đây là một thực tế mình đi sau các nước bạn. Các nước bạn đang thực hiện phát sóng tiêu chuẩn 4K – chất lượng cao nhất về hình ảnh từ lâu, trong khi ở Việt Nam trong 1 năm trở lại đây mới áp dụng các công nghệ 4K. Khi nước ngoài phát triển truyền hình thì một trong những tiêu chí đầu tiên mà họ lựa chọn là hạ tầng kỹ thuật. Họ yêu cầu các phim phải đáp ứng các yếu tố về kỹ thuật phát được trên hệ thống của họ. Vấn đề đó bây giờ ở Việt Nam cũng bắt đầu tiếp cận được, hy vọng thời gian tới sẽ sẵng sàng cho việc chia sẻ bản quyền phát sóng với các nước.
Xin cám ơn những chia sẻ của ông!
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51