Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?

 Luật Đường sắt có hiệu lực từ năm 2006. Khi đó cụm từ xã hội hóa đường sắt mới được nghe lần đầu. Tuy có lịch sử gần 100 năm, nhưng Đường sắt vốn lạc hậu, bảo thủ, trì trệ nên được mệnh danh là "Đừng sờ vào nó". Chỉ đến thời Bộ trưởng Đinh La Thăng, 4 chữ đừng sờ vào nó bắt đầu được thay đổi. Đã có nhiều người muốn đầu tư vào đường sắt, thậm chí muốn mua đứt cả trung tâm đầu não là ga Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng…
Thêm một vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng
Tai nạn lao động: Đừng để mất bò mới lo rào chuồng
Đường sắt Việt Nam triển khai bán vé điện tử
Vì sao ngành đường sắt bị “tước” quyền chủ đầu tư hàng loạt dự án?
Các đại dự án đường sắt đô thị: Đội vốn, không hẹn ngày về đích
Bộ GTVT yêu cầu thay toàn bộ lãnh đạo BQL các dự án đường sắt

Đường sắt Việt Nam- "Đừng sờ vào nó"

Những ai quan tâm đến vận tải Đường sắt, đều biết rằng, đây là một ngành yêu cầu đầu tư lớn, nhưng lại thu hồi vốn chậm, thậm chí khó thu hồi. Nhiều nước trên thế giới, nhà nước cũng phải đầu tư, bù lỗ cho kết cấu hạ tầng vận tải Đường sắt.

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Ga Hà Nội đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm

Ở Việt Nam, đến tận bây giờ Đường sắt vẫn là của Nhà nước, ngân sách hằng năm đều phải đầu tư cho Đường sắt. Tuy nhiên, nhiều năm qua do đầu tư quá nhỏ giọt nên Đường sắt đã dần mất đi thị phần trở thành Tổng công ty trì trệ, lạc hậu nhất trong số các đơn vị vận tải. Từ chỗ chiếm 40-50% thị phần những năm sau Giải phóng, giờ Đường sắt chỉ còn chiếm 4-5% thị phần vận tải, thua cả Đường sông.

Những năm đầu đổi mới, dưới thời Tổng cục Trưởng Tổng cục Đường sắt Đoàn Xê, Đường sắt đã lóe lên như một tia sáng, lần đầu tầu xe, sân ga có chủ, CBCNV Đường sắt đã bớt khổ, người đi tàu không còn phải leo qua cửa sổ để lên tàu. Nhưng rồi, cùng với thời gian, niềm hy vọng lại rơi rớt dần vì không được đầu tư.

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Ga Sài Gòn cũng trong tầm ngắm của nhiều ông lớn

Luật Đường sắt có hiệu lực từ năm 2006, cụm từ xã hội hóa đã được nhắc tới, nhưng mời chào mãi vẫn chỉ có vài nhà đầu tư dám thuê toa xe để kinh doanh chở khách trên một vài cung chặng được coi là mầu mỡ nhất như Hà Nội - Lào Cai, Sài Gòn - Nha Trang hay chở hàng từ Yên Viên - Lào Cai, Giáp Bát - Sóng Thần. Nhưng sự đầu tư này cũng rơi rớt dần vì kinh tế rơi vào khủng hoảng phần vì làm ăn với "Đường sắt khó quá", cơ chế xin cho vẫn còn ăn sâu… Nhiều doanh nghiệp vì thế đã bỏ Đường sắt đi tìm mảnh đất khác, người ở lại chắc phải có sự quen thân của lãnh đạo.

Sự nghi ngờ "vì sao tàu trống khách đông vé lại không có bán", vì sao ga không có xe để sếp hàng nhưng cả đoàn tàu vẫn được lập từ trung tâm đầu não? Chưa nói đến giờ đẹp là tàu của tư nhân, ga không có vé bán nhưng vé lại được các đại lý bán ở bên ngoài rất nhiều… Chuyện một vị Thứ trưởng Bộ GTVT đi công tác Lào Cai phải nhờ Ủy ban nhân dân tỉnh sở tại mua vé giúp vé về là có thật…

Sau đổi mới, bộ máy gọi làm giảm nhưng thực chất lại phình to hơn, bởi nhiều đơn vị mới được hình thành. Người đi tàu có được hưởng lợi hơn so với trước, nhưng so với các phương tiện khác vẫn còn là khoảng cách khá xa, trong khi giá vé đắt ngang hoặc hơn cả máy bay.

Đường sắt Việt Nam- "Đứng sát vào nhau"

Đường sắt Việt Nam - nhiều người quen gọi là Đừng sờ vào nó dưới thời Bộ trưởng Đinh La Thăng đã được đổi thành Đứng sát vào nhau, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng công ty ĐSVN đã nói như vậy với phóng viên Báo Lao động Thủ đô mới đây

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Đầu tư vào đường sắt đang được nhiều người quan tâm

Chưa khi nào Đường sắt lại "nóng" như bây giờ. Bộ trưởng thành lập Ban đổi mới Đường sắt và đích thân điều hành. Hầu như tuần nào cũng có hội nghị chuyên để bàn giải pháp đổi mới Đường sắt. Bộ trưởng đích thân đi thị sát, uống chè đá ở sân ga để rồi sau đó quyết định ngay xây ke ga cho hành khách lên xuống thuận tiện an toàn, giải ngay bài toán quảng trường lối đi lại trong ga.

Cùng với việc đổi mới tổ chức, điều hành mô hình Đường sắt như Hàng không,thời gian gần đây, Bộ GTVT và Tổng công ty ĐSVN đã liên tiếp mở các hội nghị, hội thảo xúc tiến mời gọi đầu tư vào đường sắt. Ngay từ những hội nghị đầu tiên đã có nhiều nhà đầu tư muốn hợp tác lâu dài với Đường sắt, thậm chí có hai ba nhà đầu tư cùng tranh mua ga Hà Nội, ga Sài Gòn và ga Đà Nẵng. Những tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, Nha Trang- Sài Gòn, Đà Lạt- Trại Mát đã được các ông lớn nhắm đến. Trong đó có Tập đoàn Vingroup muốn mua 3 nhà ga lớn của Đường sắt. Tiếp đó CTCP Tập đoàn T&T cũng muốn đầu tư vào ga Hà Nội.

Rồi đây, chắc chắn Đường sắt sẽ phải chức đấu thầu công khai để xác định việc đầu tư vào Đường sắt, tuy nhiên xã hội hóa Đường sắt chắc chắn sẽ minh bạch - Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhấn mạnh trong một hội nghị xúc tiến đầu tư mới đây.

Ông Nguyễn Sơn, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, đơn vị khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với sản lượng container chiếm 50% cho biết: “Tổng Công ty rất quan tâm đến phát triển Logistic đường sắt. Tuy nhiên, trước đây chúng tôi cũng đã vấp phải nhiều rào cản, nay thấy Bộ trưởng rất quyết liệt thì rất mừng, rất tự tin để đầu vào đường sắt”.

Ông Trần Minh Sơn, Phó Chủ tịch Tập đoàn SunGroup cũng cho biết, Tập đoàn muốn đầu tư vào tuyến Hà Nội – Đà Nẵng, Sài Gòn – Đà Nẵng, Hà Nội – Lào Cai.

Công ty CPTM&DV khách sạn Bạch Đằng thì khẳng định mong muốn được đầu tư vào tuyến đường sắt ga Đà Lạt - Trại Mát dài 7km, trong đó có ga Đà Lạt một di tích văn hóa lịch sử.

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Khách đi tàu trên sân ga Lào Cai

Trao đổi với phóng viên Lao động Thủ đô, Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Bộ đã giao cho Cục Đường sắt VN tham mưu để sửa đổi Luật Đường sắt, cơ chế sẽ rõ ràng, công khai hơn để Tổng công ty ĐSVN chủ động liên kết với các đơn vị ngoài ngành đầu tư trong khuôn khổ pháp luật. Bộ đang chỉ đạo rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, tập trung đánh giá Luật Đường sắt để đề xuất sửa đổi cho phù hợp... Đây là thời điểm đổi mới mạnh mẽ để đường sắt tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có như vận chuyển được khối lượng lớn, giá cước thấp so, phục vụ được đa số tầng lớp bình dân.

Hy vọng rằng, dưới thời Bộ trưởng Đinh La Thăng, tư duy cũ kỹ về Đường sắt sẽ dần được thay đổi, xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực vận tải đường sắt chắc chắn sẽ thành công để hành khách, chủ hàng được phục vụ đúng với hai chữ: Quý khách.

Hồ Thu Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động