Vì sao đàn ông thời nay đàn ông thất nghiệp nhiều hơn phụ nữ ?

Thất nghiệp, sỹ diện, kiến thức tụt hậu không xin được việc, nhiều quý ông chấp nhận ở nhà “nằm bếp giương cung..bắn mèo” để vợ ra ngoài kiếm tiền. 
Nhức nhối thất nghiệp
Ngành nghề giúp phụ nữ kiếm nhiều tiền hơn đàn ông?
Đàn ông giúp vợ việc nhà là đàn ông “hot”

Vốn là cái trụ cột trong gia đình, sự nghiệp của người đàn ông chính là thước đo cái “trụ” ấy có vững hay không, được đổ bằng bê tông hay gỗ mục. Ấy thế nhưng một ngày sự nghiệp của anh ta bỗng dưng tan thành mây khói, liệu cái cột ấy có kéo sập cái nhà hay không ? Đương nhiên là chẳng thể sập được vì đã có một cái “trụ” khác là vợ, nhưng theo quan điểm của các quý ông thì vợ chỉ là cái trụ …phụ mà thôi, đợi khi xin được công việc mới ngon hơn công việc cũ, thì biết tay “ông”.

Vì sao đàn ông thời nay đàn ông thất nghiệp nhiều hơn phụ nữ ?
.....hết quý, hết năm, quý ông nọ vẫn vất vưởng ở nhà nấu cơm, giặt đồ, cho con “bú”

Thế nhưng ngày lại qua ngày, tháng qua tháng, hết quý, hết năm, quý ông nọ vẫn vất vưởng ở nhà nấu cơm, giặt đồ, cho con “bú”. Đấy là những quý ông biết điều, còn đa phần thì vẫn lang thang quán xá, nhậu nhẹt, trốn việc nhà khiến các bà vợ đã nặng ghánh kinh tế lại thêm cái ghánh lo lắng chồng “nhàn cư vi bất thiện”.

Vì đâu nên nỗi ?

Vì khi giảm biên chế, ưu tiên phụ nữ

Trong thời đổi mới, người ta “tái” nhiều thứ, “tái cơ cấu” là một cụm từ khiến nhiều người đang công tác yên ổn bỗng nhấp nhổm không yên. Tái cơ cấu nghe thì rất hay nhưng kết quả của nó chính là việc giảm nhân lực hàng loạt khiến cho nhiều người bỗng dưng thất nghiệp. Phụ nữ được ưu tiên ở lại làm việc, còn đàn ông thì bị cho nghỉ việc vì chính sách “nhân đạo” ưu tiên phụ nữ. Ở nước ngoài, người ta còn cưng nhất là trẻ em, phụ nữ, vật nuôi trong nhà rồi sau đó mới đến ...đàn ông cơ mà. Vì thế, các quý ông không những chẳng thắc mắc gì lại còn xung phong viết đơn xin nghỉ việc cho nó “oai”.

Vì cái tôi của đàn ông quá lớn

Vì sao đàn ông thời nay đàn ông thất nghiệp nhiều hơn phụ nữ ?
Làm "nội tướng" mới biết khó thế nào

Thất nghiệp cũng do cái “tôi” của đàn ông lớn hơn phụ nữ. Khi bị cơ quan điều chuyển công tác sang một vị trí mới mà không thấy hài lòng, đàn ông lập tức viết đơn xin thôi việc. Lúc đó họ chỉ đặt cái tôi lên trên hết, chưa thèm cân nhắc về “cơm áo gạo tiền”. Họ làm việc cả đời, cung cúc tận tụy dâng tiền bạc cho gia đình, thì cũng có ngày nên hưởng thụ cho thoải mái chứ. Nghỉ việc mấy tháng thì đã sao, vẫn còn “lương khô” vợ giữ cơ mà.

Đàn ông lớn tuổi xin việc khó

Thế nhưng một sự thật phũ phàng là khi đã ở cái lứa tuổi “nhỡ nhàng”, tuổi trẻ thì không còn, kinh nghiệm thì có nhưng kiến thức lại tụt hậu so với giới trẻ nên không thể dựa vào đó mà xin một công việc ngon lành được. Đàn ông có tuổi chỉ có thể xin việc nhờ vào mối quan hệ quen biết trước. Nhưng sự thật rất phũ phàng là khi ngồi trên bàn nhậu với các “chiến hữu” ai cũng nhiệt tình, sống chết có nhau, nhưng khi đề xuất “các chú” “bố trí” cho “ông anh” một công việc ngon ngon thì các chú “lặn mất tăm”. Vì cái sự chủ quan và ảo tưởng về bản thân cho nên cuộc hành trình đi tìm việc của các quý ông cứ dài đằng đẵng, kết quả là vợ phải gồng lên lo toan mọi thứ, còn chồng thì chấp nhận một sự phân công vốn rất công bằng là làm “nội tướng” cho vợ.

Vì sao đàn ông thời nay đàn ông thất nghiệp nhiều hơn phụ nữ ?
Ở nhà trông con

Đứng núi này trông núi nọ

Có nhiều người khi sắp nghỉ việc thì được nhiều đơn vị khác “mời” ở những vị trí cao hơn. Điều này khiến họ lầm tưởng bản thân có giá trị, muốn chọn thế nào cũng đều “xịn” hơn chỗ cũ. Họ liền nghỉ ở công ty cũ để có thời gian nghỉ ngơi và cân nhắc trước khi quyết định nhận một công việc mới tốt đẹp hơn. Thế nhưng cái kiểu “kén cá chọn canh” này khiến họ chậm đi đến quyết định. Dần dần, những vị trí được “mời” không chờ được đã tuyển người khác, mà cái sỹ diện của bản thân lại ngăn họ không “hạ mình” đi xin việc, phỏng vấn hay chờ đợi người ta xét. Dù sao tiền thân cũng là người có tí chức sắc, không nhẽ giờ lại chấp nhận làm thằng nhân viên quèn. Thế là họ chấp nhận thà thất nghiệp chứ không “làm lại từ đầu”.

Không chịu công khai “bám váy vợ”

Có ông chồng sau khi thất nghiệp thì không ló mặt ra ngoài, chấp nhận làm công việc bếp núc chứ không chịu bán hàng cho vợ hay phụ giúp vợ kinh doanh mặc dù công việc ấy khiến anh ta kiếm được nhiều tiền hơn cả làm công chức. Cái định nghĩa “bám váy vợ” đôi khi khiến đàn ông khó ngẩng đầu lên nhìn anh em, bạn bè, họ hàng. Họ thà trốn trong nhà còn hơn “công khai”, vì thật ra kiểu gì cũng vẫn là “bám váy vợ”.

Chấp nhận nằm bếp giương cung…bắn mèo

Thất nghiệp, sỹ diện, kiến thức tụt hậu không xin được việc, nhiều quý ông chấp nhận ở nhà “nằm bếp giương cung..bắn mèo” để vợ ra ngoài kiếm tiền. Phụ nữ luôn đòi quyền bình đẳng, thậm chí còn “vùng lên”, “đấu tranh”, “quyết tâm”, thì giờ đàn ông sẽ cho cơ hội để được bình đẳng. Làm nội tướng cho vợ, cũng chẳng sao, biết đâu sau chuyện “bể dâu” này, họ sẽ biết thông cảm với phụ nữ hơn và nhận ra, làm nội tướng khó hơn làm tướng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” do tổ chức Công đoàn phát động đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia. Qua phong trào, đã khích lệ, động viên công nhân lao động phát huy sức sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Xem thêm
Phiên bản di động