Văn minh bắt nguồn từ sự tử tế
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch: Bắt đầu từ nếp sống văn minh nơi công cộng | |
Hàng nghìn bạn trẻ tham gia "Nhảy! Vì sự tử tế" |
Những “quán nước” miễn phí mang đậm tình người
Nước uống, quần áo, đồ ăn… đó là những thứ miễn phí mà bạn có thể vô tình bắt gặp ngay trên đường phố Hà Nội. Dù không mang nặng giá trị vật chất, nhưng những món quà này còn đắt giá hơn tất cả, bởi nó đong đầy hơi ấm tình người. Những ai đi ngang qua khu vực chợ Hôm, tiến về phía con đường Trần Xuân Soạn hẳn đều không lạ gì tấm biển “Quán nước chè từ thiện” của bà Nguyễn Thị Hồng Sen. 16 năm nay, bà Sen luôn coi việc nấu nước chè miễn phí cho những bệnh nhân tại các bệnh viện gần đó, những người lao động hay thậm chí là khách vãng lai… là một phần cuộc sống của mình.
Bà Sen cung cấp nước chè miễn phí suốt 16 năm nay. |
Quán nước của bà đơn sơ lắm, chỉ vỏn vẹn chiếc bếp lò, chậu nước rửa cốc, chiếc thùng xốp và vài chiếc ghế nhựa đặt trước một cửa hàng áo dài. Người tới với quán có thể uống bao nhiêu cũng được, nước chè xanh bà mời miễn phí. Thậm chí bà còn để sẵn chai lọ ở đó, ai thích có thể chắt mang về. Dù là nấu nước chè miễn phí cho người qua đường nhưng bà vẫn rất tỉ mẩn và cẩn thận trong từng công đoạn. Nhiều người mê thứ nước chè đặc biệt này nên đã mạnh dạn hỏi công thức để tự làm, bà cũng nhiệt tình chia sẻ.
Bà Sen thường dậy từ 4h sáng, tỉ mẩn chọn từng lá chè để đun nước. Vì chè bà nấu rất ngon nên rất nhiều người ngỏ ý hỏi mua lá để về tự pha hay cho trẻ con tắm. Nhiều người biết tới bà qua báo đài, qua lời kể, đã có nhã ý gửi tiền ủng hộ nhưng bà không nhận. Bà bằng lòng với cuộc sống tuy nghèo nhưng đủ để an yên qua ngày. Mỗi tháng, bà phụ thêm công việc trông xe cho cửa hàng áo dài. Lương được bao nhiêu, bà chỉ tiêu một nửa, nửa còn lại dành hết vào quán nước. Bà Sen tâm sự: “Tôi làm việc này bởi vì cảm thấy điều đó có ích cho nhiều người, cho xã hội. Hơn hết, bản thân tôi cảm thấy vui vì mình đã giúp đỡ được người khác”.
Không chỉ có quán nước của bà Sen, mà ở rất nhiều nơi ở Hà Nội vào những ngày nắng nóng đã xuất hiện nhiều điểm uống nước miễn phí, từ Hàng Bông, Hoàng Cầu… cho đến Tôn Đức Thắng. Mới đây, trên tuyến đường Kim Mã, một số bình nước miễn phí cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Những cốc nước dù chẳng mang giá trị vật chất lớn lao nhưng cũng đủ làm mát lòng người lao động nghèo.
Trên đường Kim Mã mới đây xuất hiện rất nhiều bình nước uống miễn phí |
Ghé vào địa điểm có bình nước uống miễn phí trên đường Kim Mã, sau khi đon đả cất lời chào chủ nhà, chị Hoa (40 tuổi, Thanh Hóa) nhanh tay rót đầy nước vào chiếc chai mang theo. Chị vui vẻ kể chuyện: “Có những bình nước thế này quả thật không gì sánh bằng. Thực ra, một cốc trà đá hay một chai nước giải khát không đáng là bao, nhưng tôi không thể có điều kiện để ngày nào cũng mua uống mấy lần. Thực sự rất biết ơn những người có tâm đã đỡ cho chúng tôi một khoản chi phí”.
Nhân rộng những tấm lòng thiện nguyện
Không chỉ từ những bình nước uống miễn phí, người Hà Nội còn nhiều hành động đẹp như xây dựng nhiều “tủ quần áo miễn phí”. Xuất hiện từ đầu năm 2017 , cho đến nay, tủ quần áo trên phố Nguyễn Chí Thanh đã trở thành “địa chỉ” quen thuộc của nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Với khấu hiệu “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy”, tủ quần áo này thỉnh thoảng lại có người đến cho và nhận đồ. Chiếc tủ được đặt nép gọn vào góc tường, bên trong treo kín quần áo các loại dành cho mọi lứa tuổi, đủ cả mùa đông lẫn mùa hè.
Tủ quần áo cho người nghèo này do một nhóm xã hội có tên “Áo quần từ thiện” lên ý tưởng và thực hiện. Các thành viên của nhóm là những người trẻ đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. “Đối với nhiều người đó chỉ là một manh áo cũ bỏ đi, nhưng với người nghèo đó là món quà của trái tim, tình người giúp họ vượt qua khó khăn”, chị Hoàng Thị Xuân, thành viên trong nhóm chia sẻ.
Chị Xuân cho biết thêm: “Nhiều người muốn tặng quần áo cũ cho người nghèo nhưng không biết làm thế nào. Giờ đây, tủ quần áo như là một địa điểm để tiếp nhận tấm lòng thơm thảo của họ, là cầu nối mang hơi ấm và niềm hạnh phúc đến tận tay người nghèo. Ngược lại, có những người có hoàn cảnh khó khăn khi được tặng quần áo thường ngại, họ không muốn nhận dù mình biết họ đang rất cần. Thế nên nhóm mình làm tủ quần áo này để tạo cảm giác không ai giám sát, cho người đến lấy không có cảm giác ngại ngùng. Quần áo hoàn toàn miễn phí. Người có nhu cầu chỉ cần đến và lựa chọn đồ cần thiết”.
Trên đây chỉ là một số những hành động đẹp về sự tử tế của người Hà Nội. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Những sự hỗ trợ này không chỉ đồng hành, giúp các hoàn cảnh có cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn có sức lan toả sâu rộng, nhân lên nhiều hơn những việc làm thiện nguyện trong cộng đồng. Khi cán cân xã hội nghiêng nhiều về các vấn đề tiêu cực, các thông tin trên mặt báo, trên mạng phủ kín cái xấu thì người ta lại thèm được đọc những thông tin nói về sự tử tế. Để nó đứng đơn lẻ thì sự tử tế rất dễ bị lu mờ, vì vậy cần có sự lan tỏa để sự tử tế được tỏa sáng.
Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh thấm và ngấm trong mỗi người, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nội dung các Quy tắc ứng xử. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; bảo đảm 100% người dân sống trên địa bàn đều có cơ hội học tập và tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó, chúng ta nên đẩy mạnh phát động toàn dân, với tấm lòng yêu Thủ đô, vì Thủ đô tham gia thực hiện những việc làm tử tế, lan tỏa sự tử tế đến tất cả cộng đồng. Sự tử tế không phải là điều gì quá lớn lao, đôi khi nó chỉ là những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật. Và trên hết, chúng ta cần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch bắt nguồn từ sự tử tế.
K.Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01