Để văn hóa Tràng An mãi trường tồn

“Chẳng thơm cũng thể hòa nhài/Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An” không phải ngẫu nhiên cha ông xưa đã nói như vậy. Trải qua hơn nghìn năm lịch sử, cùng với những thăng trầm văn hóa Thăng Long - Hà Nội (gọi tắt văn hóa người Tràng An) mãi luôn khẳng định giá trị trong dòng chảy bất tận của văn hóa dân tộc. 
de van hoa trang an mai truong ton Tinh hoa “Tiên ẩm” đất Tràng An
de van hoa trang an mai truong ton Khắt khe để giữ gìn văn hoá Thăng Long - Hà Nội

de van hoa trang an mai truong ton

de van hoa trang an mai truong ton

Tuy nhiên, cùng với toàn cầu hóa và sự lên ngôi của kỷ nguyên số, không ít tinh hoa văn hóa của Hà Nội xưa đã bị phai nhạt. Làm thế nào để gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa của Thăng Long - Hà Nội cũng như quảng bá văn hóa Thăng Long đến được với bạn bè quốc tế, vai trò của thế hệ trẻ rất quan trọng.

Vậy các bạn trẻ nghĩ gì về văn hóa truyền thống, về trách nhiệm của mình với việc bảo tồn, phát huy văn hóa Thăng Long- Hà Nội. Đại diện một số bạn trẻ đã chia sẻ với Lao động Thủ đô những suy nghĩ của mình.

Đỗ Văn Dệ - Giám đốc Trung tâm phát triển Thanh thiếu niên Việt Nam, Chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam:

“Nhân rộng việc tử tế, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp”

Người Hà Nội vốn từ xưa tới nay đã nổi tiếng bởi nếp sống văn minh, thanh lịch chẳng lẫn với bất kì nơi đâu, và nếp sống đó vẫn luôn được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếp sống ấy không chỉ xuất hiện qua những trang sách, trang sử được lưu truyền từ xưa đến nay, mà còn được gìn giữ, phát huy trong bất kì hoàn cảnh nào.

de van hoa trang an mai truong ton

Ngày nay, cuộc sống quanh chúng ta hiện đại hơn, xô bồ hơn, Hà Nội cũng là thành phố của biết bao người dân từ những nơi khác tới nhập cư, học tập, làm việc, mang theo lối sống, tính cách, phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau.

Chính vì vậy, nền văn hoá của Hà Nội cũng đã dần dần bị giao thoa, mai một ít nhiều. Hàng ngày, chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh thiếu văn hoá ở rất nhiều nơi, những hình ảnh phản cảm, những tệ nạn xã hội, đánh đập, chửi bới, cướp giật, và những hệ luỵ của sự mai một ấy đang đưa xã hội ngày càng đi xuống.

Là một người trẻ tuổi, mang trong mình trái tim nhiệt huyết và khát khao đóng góp sức mình cho xã hội, thiết nghĩ, những nét văn hoá tốt đẹp, những truyền thống đáng tự hào của người Hà Nội nên được gìn giữ và phát huy, và thế hệ trẻ chắc chắn phải là thế hệ tiên phong làm điều đó.

Chúng ta hãy kế thừa, học hỏi những nét văn hoá ấy bằng việc thay đổi chính bản thân mình và lan toả tới những người xung quanh, tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi bản thân, luôn giữ hình ảnh chuẩn mực, không sa đà vào các tệ nạn xã hội. Hơn thế nữa, các bạn trẻ nên tự đề ra Quy tắc ứng xử và quy tắc sống cho bản thân, cẩn thận phát ngôn và không buông thả bản thân.

Làm tốt được những điều đó, chính các bạn sẽ là những người có tầm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Chúng ta sẽ cùng chung tay để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn bằng cách quan tâm tới mọi việc xung quanh, tích cực làm những công việc có ý nghĩa, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những số phận kém may mắn... Bởi lẽ, lan toả yêu thương là cách tốt nhất để nhân rộng việc tử tế, khiến cho trái tim rộng mở hơn và tâm tính con người trở nên nhẹ nhàng hơn, và, yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi, nên đó sẽ là một trong những cách tốt nhất nếu chúng ta muốn giữ những giá trị trong nét đẹp văn hoá của người Hà Nội xưa và nay.

Cuộc sống dù có phát triển đến đâu, thì giá trị chân - thiện - mỹ vẫn là những giá trị cốt lõi, bởi vậy, dù có phải người Hà Nội hay không, thì nét đẹp trong văn hoá người Hà Nội cũng vẫn là những chuẩn mực, những nét văn hoá tiêu biểu đặc trưng của cả dân tộc Việt Nam, rất đáng để chúng ta trân trọng, phát huy và tự hào. Hãy giữ những điều chân phương, giản dị mà sâu sắc nhất ấy, hãy sống bằng tình yêu thương được lan toả khắp mọi nơi và dùng sự chân tình để đối đáp với nhau, rồi chúng ta sẽ tạo nên một xã hội với nét đẹp văn hoá được gìn giữ đến muôn đời.

Hoàng Dương – CEO G&D Design House, thành viên nhóm Đình làng Việt:

“Cần phục dựng lại những nét Hà Nội xưa”

Người ta vẫn thường nói: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An”. Chỉ bằng một câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội.

de van hoa trang an mai truong ton

Hà Nội là mảnh đất hội tụ, nơi tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng. Đây cũng đồng thời là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các tao nhân mặc khách ở mọi thời đại và mọi thế hệ. Chính những yếu tố đó làm nên văn hoá thanh lịch của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Tuy nhiên cuộc sống hiện đại ngày nay, cá nhân tôi thấy một số bạn trẻ không chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá Hà Nội. Các bạn trẻ bị ảnh hưởng rất lớn bởi làn sóng công nghệ nên dần mất đi văn hoá đọc sách, mà những giá trị văn hóa tinh hoa lâu đời của Hà Nội lại được lưu lại trong những cuốn sách. Bên cạnh đó, họ chưa được sự đầu tư khai thác hiệu quả giá trị mà những công trình văn hoá vật thể còn hiện hữu.

Các giá trị văn hoá phi vật thể mặc dù đã và đang được quan tâm bảo tồn nhưng sự lan tỏa và phát huy những nét văn hoá đó lại chưa được thực hiện đồng bộ. Chính điều này khiến những người trẻ loay hoay mà không biết đâu là văn hoá truyền thống, đâu là văn hoá du nhập.

Theo tôi, để có thể gìn giữ được những nét văn hoá truyền thống ấy không có cách nào khác là chúng ta phải tuyên truyền, quảng bá thậm chí phục dựng lại những nét Hà nội xưa, những phong tục tập quán xưa để minh họa cho giới trẻ hiểu.

Những năm gần đây, nhóm Đình Làng Việt đã và đang tổ chức thường xuyên các cuộc điền dã tới các di tích trong Thủ đô thu hút sự quan tâm của cộng đồng tới di sản. Tổ chức các chương trình toạ đàm tôn vinh nét đẹp văn hoá truyền thống xưa. Đình làng Việt dần trở thành một địa chỉ văn hóa trên truyền thông và mạng xã hội, nơi những thành viên gửi gắm những tâm huyết dù lớn dù nhỏ cho văn hoá truyền thống Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Hoàng Xuân Chinh - Giáo viên Địa lý, Trường Phổ thông Quốc tế Newton:

Gốc rễ của văn hóa là giáo dục

Hà Nội - trái tim của cả nước là nơi hội tụ linh khí đất trời Việt Nam, nơi địa linh nhân kiệt. Trên mảnh đất thiêng liêng này, những người con kiệt xuất của dân tộc đã tạo dựng, tích lũy và gìn giữ 1 kho tàng đồ sộ những giá trị văn hoá tinh hoa nhất, đặc sắc nhất cho dân tộc.

de van hoa trang an mai truong ton

Nét đặc trưng nhất làm nên thương hiệu văn hóa của Hà Nội là nếp sống thanh lịch văn hóa, giản dị nhưng rất tinh tế. Điều này thể hiện ở mọi mặt trong đời sống, từ ngôn ngữ với lối phát âm nhẹ nhàng, cách dùng từ tao nhã đến các thú ăn chơi mang đầy tính thưởng lãm như: Chơi chữ, chơi hoa, cây cảnh, vật cảnh…

Tuy nhiên, nếp sống kinh kỳ thời mở cửa hội nhập đã xuất hiện những hiện tượng không lành mạnh, kém văn hóa. Cách nói năng tùy tiện, sử dụng từ ngữ thô tục lại thường thấy ở cửa miệng của những cô cậu học trò. Nhiều cô gái Hà Nội ngày nay ăn mặc phô phang tấm thân ngọc ngà trời cho, thay vì luôn giữ tế nhị như xưa họ lại xăm trổ khắp cơ thể và cho đó là mốt đẹp.

Cách ăn uống giờ cũng xô bồ, chạm cốc bia vại, hô lớn "dô dô" rồi ngửa cổ uống ừng ực, bia bọt tràn mép một cách bất nhã. Chưa kể, lối sống gấp, thích hưởng thụ theo bản năng đã làm một bộ phận không nhỏ thanh niên đang sinh sống ở Hà Nội. Họ chỉ biết vì mình, coi tiền là tất cả.

Từ thực tế trên, tôi luôn cho rằng, gốc rễ của văn hóa là giáo dục. Muốn duy trì được nếp sống thanh lịch của người Tràng An trước hết trong gia đình, cha mẹ, ông bà cần làm gương cho con cái noi theo.

Khi trẻ đến trường thì thầy cô giáo thông qua từng bài giảng cụ thể lồng ghép thêm những ví dụ sinh động, gần gũi giúp học sinh hình thành thói quen cư xử có văn hóa như: Lễ phép trong giao tiếp với người lớn, ăn mặc phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi khó khăn...

Ngoài ra, nhà trường cần thường xuyên tổ chức những chuyến đi về nguồn khơi dậy tinh thần ham thích tìm hiểu và phát huy truyền thống cha ông của học sinh. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người đang sống, làm việc hay học tập ở Hà Nội nên dành thời gian nhìn lại trách nhiệm và ý thức công dân của mình để có lối sống phù hợp với mảnh đất này. Điều này sẽ tạo nên một xã hội biết đề cao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Lê Dương Duyên - Giáo viên lớp thư pháp tại chùa Tảo Sách, Hà Nội

Phải bắt nguồn từ thế hệ trẻ

Thật ra chúng ta biết rất nhiều cách để giữ gìn, nhưng vì chưa biết áp dụng cách nào trước để đạt hiệu quả cao nhất. Điều tiên quyết, phải giáo dục từ cấp tiểu học. Chú trọng vào lớp măng non, vì tre già khó uốn, trẻ con dễ dạy bảo.

de van hoa trang an mai truong ton

Khi xây dựng một thế hệ trẻ vững vàng rồi thì việc giữ gìn, phát huy văn hóa nước nhà sẽ đi vào lộ trình, ngày càng văn minh hơn. Hơn nữa, chúng ta phải biết kết hợp giữa đời sống thực tiễn với đời sống tâm linh. Vì khi người ta tin vào cái gì thì người ta sẽ làm theo không điều kiện, nhưng kiên quyết không mê tín dị đoan, theo đạo nào cũng được nhưng nên nhớ đạo gì cũng không qua đạo đức.

Khi chúng ta biết tự trọng, tính đạo đức cao thì sẽ biết tự xấu hổ mà vươn lên. Mỗi người đều tự thân vận động, không dựa dẫm thì kết thành khối đoàn kết vững mạnh, từ đó nhà nước tuyên truyền, đưa ra những chính sách thỏa lòng dân thì chắc chắn Thủ đô văn minh, đất nước phát triển là điều hiển nhiên.

Tâm thái tốt thì hành động tốt, luôn suy nghĩ tích cực thì mọi khó khăn là bàn đạp để ta phát triển. Mỗi người trong chúng ta đều biết yêu thương thì đất nước ta là quốc gia hạnh phúc.

Nguyễn Thúy Ngân - Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản:

Quảng bá văn hóa quê hương

Từ nghìn năm trước, Hà Nội đã là kinh đô của đất nước, vì thế, xứ kinh kỳ có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc và lan tỏa vẻ đẹp cốt cách, tinh thần, cũng như bồi đắp thêm chất văn hóa hào hoa và thanh lịch cho mình.

de van hoa trang an mai truong ton

Đến nay dẫu cuộc sống có vội vã, bon chen thì người Tràng An vẫn cố gắng gìn giữ, bảo tồn nét thanh lịch trong nếp sống hàng ngày. Ở những gia đình người Hà Nội gốc, chất văn hóa vô cùng tự nhiên đã ngấm sâu vào máu của mỗi cá nhân, truyền từ đời này sang đời khác.

Chính điều này đã khiến những người con của Hà Nội khi đi xa mảnh đất thân thương lòng luôn khắc khoải nhớ đến những truyền thống tốt đẹp mà cha ông đã gây dựng. Ở nơi đất khách quê người là lúc tình yêu quê hương trỗi dậy rõ nhất và cũng là cơ hội để người Việt xa xứ nói chung, người Hà Nội nói riêng nhìn lại nét đẹp văn hóa mẹ đẻ.

Theo tôi, lòng yêu quê hương là khái niệm trừu tượng nhưng nó cần được lượng hóa bằng những việc làm cụ thể. Khi coi văn hóa là nền tảng tinh thần thì du học sinh ngoài việc mở cửa đón cái mới, cái hay của văn hóa thế giới cũng cần phải phổ biến văn hóa dân tộc cho bạn bè quốc tế hiểu hơn.

Hiểu được điều đó, trong suốt chặng đường vừa qua, nhiều bạn trẻ Hà Nội ở Nhật Bản đã không ngừng nỗ lực quảng bá văn hóa quê hương tới bạn bè xứ sở hoa anh đào. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc dù ở xa nhưng du học sinh Việt vẫn cố gắng bày biện một mâm cỗ với đầy đủ món ăn truyền thống cho bạn bè quốc tế hiểu về ẩm thực cầu kỳ, tinh tế của đất kinh kỳ.

Ngoài ra, theo tôi với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, chúng ta sẽ không thiếu những công cụ để quảng bá văn hóa Hà Nội tới các bạn Nhật Bản, từ quảng bá văn hóa qua âm nhạc, điện ảnh, đến quảng bá thông qua du lịch, giáo dục, sách vở…

Người Nhật Bản đã tổ chức thành công những tuần lễ phim Nhật tại Hà Nội thì chúng ta nên nghĩ đến việc đem “Em bé Hà Nội”, “Người Hà Nội” hay “Sống mãi với Thủ đô”… tới Tokyo trình chiếu. Hoặc có thể tổ chức những lễ hội giao lưu về ẩm thực, trình diễn về áo dài để người dân nước mặt trời mọc được trải nghiệm, tìm hiểu nét đẹp văn hóa thanh lịch và con người Hà Nội.

Trong việc quảng bá du lịch nên tận dụng văn hóa truyền thống với những 36 phố phường, những di sản lịch sử gắn với thăng trầm của dân tộc để khai thác. Đây không phải điều mới mẻ, bởi trước Việt Nam các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc… đã có những thành công nhất định và tạo dấu ấn đậm nét trong lòng khách du lịch, góp phần gìn giữ văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô.

Phương Bùi - Mai Phương (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Bừng sắc phượng đỏ ngày hè

Bừng sắc phượng đỏ ngày hè

(LĐTĐ) Hà Nội mùa hè không chỉ có những cơn mưa mà còn nổi bật với màu đỏ rực của hoa phượng. Tại hồ Tây, những ngày này, hoa phượng nở sáng bừng cả một góc trời, nhiều bạn trẻ nô nức diện váy áo xúng xính chụp ảnh cùng hoa phượng.
Xem thêm
Phiên bản di động