Ước mơ bình dị của ông Khôi
Ấn tượng chương trình biểu diễn nghệ thuật “Không giới hạn” của người khuyết tật | |
Tổ chức phiên giao dịch việc làm cho người khuyết tật |
Vượt qua số phận
Bình thường, ai mới gặp ông Khôi thì khó mà biết tình trạng sức khỏe của ông, bởi ông vẫn đi lại, sinh hoạt vẫn như thường. Thậm chí, ông còn đi xe máy nhanh là đằng khác.
Người tinh ý lắm mới thấy bước chân của ông không nhanh nhẹn được như người bình thường. Thế nhưng, không ai có thể ngờ rằng, bên trong ống quần dài bên chân trái là một đoạn ống và bàn chân giả, chân phải cũng đã mất luôn cả bàn.
Phần lớn những người bị khuyết tật như ông Khôi, cuộc sống sẽ rất khó khăn, thậm chí có người cần phải người chăm nom thường nhật. Chính sự nỗ lực đã khiến người đàn ông này vượt lên để sống, để cống hiến cho đời.
Một trong những điều có ý nghĩa nhất mà ông Khôi làm được chính là tổ chức dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho người khuyết tật. Suốt 10 năm nay, ông vẫn cần mẫn, kiên trì, gắn bó và coi những người khuyết tật như chính người thân của mình.
Gần 10 năm qua, ông Khôi luôn mong muốn tạo được nhiều việc làm cho người khuyết tật |
Kể về câu chuyện cuộc đời mình, ông Khôi hướng ánh nhìn xa xăm: “Trước đây, tôi vốn là trưởng phòng cho một công ty liên doanh với nước ngoài chuyên về hướng dẫn điều chỉnh, sử dụng máy may công nghiệp.
Năm 2004, trên đường đi công tác tôi gặp tai nạn giao thông. Vận đen đã khiến tôi phải cưa cả ống chân trái và nửa bàn chân phải. Trong cách phân loại mức độ khuyết tật ở Việt Nam thì tôi thuộc loại khuyết tật nặng”.
Sau khi bị tai nạn, người đàn ông này đã có một khoảng thời gian chìm trong đau khổ. Ông không thiết sống, lúc nào cũng chỉ suy nghĩ tiêu cực. Từ một người bình thường, lành lặn, ông mang mặc cảm, tự thấy bản thân mình vô dụng.
Ông Khôi cho biết: “Sau một thời gian chìm trong thất vọng, tôi tự hỏi bản thân, cứ than thân trách phận thì được gì? Tôi quyết định phải vượt lên số phận”.
Ông tham gia sinh hoạt trong tổ chức Người khuyết tật ở xã, và các cấp cao hơn. Năm 2008, ông bắt đầu tham gia vào việc dạy nghề may cho người khuyết tật. Hiện nay, số học viên của ông đã lên tới hơn 50 em, đến từ nhiều tỉnh, thành.
Mong muốn tạo nhiều việc làm cho người khuyết tật
Dần dà, ông lập nên cơ sở may thêu mang tên Học nghề – Việc làm 3/12. Hiện cơ sở có khoảng 20 máy khâu và thường xuyên có khoảng 15 lao động khuyết tật đến làm việc và học nghề. Không kể một số cháu khuyết tật khác, sau khi đã được đào tạo thành thục xin về làm tại nhà, gia công cho cơ sở của ông.
Sản phẩm của cơ sở chuyên về các loại cờ: cờ tổ quốc, cờ họ, cờ lễ hội, cờ phật, cờ đuôi nheo… Lương các học viên tùy theo sản phẩm, và sản phẩm nhiều ít cũng còn tùy ở sức khỏe và tình trạng khuyết tật. Trung bình khoảng 4-5 triệu/ tháng.
Ông Khôi chia sẻ: “Các cháu đến với tôi thuộc các đối tượng khuyết tật khác nhau, đa phần là khuyết tật nặng. Tôi thường phải tự tạo các loại giáo án khác nhau, tự học ngôn ngữ cơ thể… để truyền đạt kiến thức cho các cháu.
Ví dụ, có cháu chỉ sử dụng được một bên tay, tôi rèn cho cháu dần dần tay và cánh tay còn lại cũng thành hữu ích. Có cháu khuyết tật chân quá ngắn, không với tới bàn đạp máy, tôi điều chỉnh trục máy thấp xuống và chế tạo thiết bị nối dài chân như dùng một đôi guốc cao siêu khổ, tạo thiết bị để làm bàn chân các em xoay khi sử dụng bàn đạp máy…”.
Những năm qua, ông Khôi luôn trăn trở, tìm cách tạo thật nhiều việc làm giúp đỡ những người khuyết tật. Ông luôn mong muốn họ có được những suy nghĩ tích cực về cuộc sống và có kế sinh nhai, giảm bớt phụ thuộc vào người thân, gia đình.
Ông ấp ủ hi vọng rằng mô hình vừa dạy nghề vừa cung cấp việc làm được nhiều người chung tay, giúp đỡ nhân rộng ra trên mọi miền Tổ quốc, để ở người khuyết tật có thể tự làm việc, hòa nhập cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05