Tỷ phú Jack Ma có làm nên chuyện ở Việt Nam?
Nôp thuế mọi lúc, mọi nơi cho Hải quan qua ngân hàng | |
Ngân hàng nhà nước: Cấm sử dụng bitcoin |
Trung Quốc: Tiền mặt lỗi thời, Alipay phủ sóng từ vỉa hè tới cửa hàng cao cấp
Jack Ma đã thay đổi toàn bộ thói quen thanh toán của người Trung Quốc |
Nếu ai đó đã đến Trung Quốc từ cách đây 5-7, nay có dịp trở lại, có thể họ sẽ không tin vào mắt mình. Từ chỗ tiền mặt là vua, giờ đây, thói quen thanh toán điện tử của người dân đã thành phổ biến. Không chỉ tiền mặt bị thất sủng, mà thanh toán thẻ giờ đây cũng đã lỗi thời.
Giờ đây, từ người bán hàng rong trên phố, người lái taxi, những người giao hàng, những người bán hàng trong các cửa hàng nhỏ hay các trung tâm thương mại lớn, hầu như ai cũng có mã QR cá nhân. Người dân sau khi mua hàng, đi taxi, đi ăn nhà hàng… chỉ đưa điện thoại lên, quét mã QR của người bán và hoàn tất thanh toán. Tất cả diễn ra chỉ trong vòng vài giây.
Tại Trung Quốc, việc ăn mày xin tiền bằng mã QR không còn là chuyện hiếm |
Cuối năm ngoái, thị trường thanh toán di động của Trung Quốc đã lên tới 5.500 tỷ USD, gấp gần 50 lần thị trường Mỹ. Hai ứng dụng thanh toán di động phổ biến nhất tại Trung Quốc là WeChat Pay (Tenpay) của Tencent và Alipay của Alibaba.
Trong đó, ứng dụng Alipay của tỷ phú Jack Ma chiếm thị phần lớn nhất (54% ). Trước đó, thị phần của Alipay lên tới 70% nhưng sự lớn mạnh nhanh chóng của WeChat Pay khiến thị phần của Alipay giảm xuống.
Mặc dù nỗi lo lắng về bảo mật thông tin của Alipay, Wechat Pay vẫn khiến nhiều người lo lắng, song sự tiện lợi quá lớn của các ứng dụng này khiến người dùng dễ dàng bỏ qua. Hiện nay, không phải ví tiền hay thẻ ngân hàng mà chiếc điện thoại di động cài sẵn Alipay, Wechat Pay trở thành vật dụng duy nhất người Trung Quốc cần mang theo khi ra đường.
Alipay sẽ “phủ sóng” tại Việt Nam?
Tỷ phú Jack Ma, ông chủ của Tập đoàn Alibaba đã đến Hà Nội bằng chuyên cơ riêng vào ngày 4/11. Theo lịch trình, sáng nay (6/11), tỷ phú Jack Ma sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Sau đó, tỷ phú Jack Ma sẽ có buổi làm việc với Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng. Cùng ngày, ông sẽ tham dự Diễn đàn Thanh toán Điện tử Việt Nam (VEPF) tại khách sạn JW Marriott (Hà Nội) và sẽ có buổi nói chuyện với hơn 3.000 sinh viên tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) trước khi tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng. |
Theo thông tin của infomoney.vn, Alipay vào Việt Nam không còn là đồn đoán. Thông tin chính thức có thể sẽ được công bố ngay trong tháng 11/2017 này.
Trước đó, vào tháng 4/2016, Alibaba đã chi 1 tỷ USD thâu tóm kênh mua sắm trực tuyến hàng đầu Lazada, hiện hoạt động tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Đầu năm nay, tháng 4/2017, dịch vụ thanh toán trực tuyến HelloPay của Lazada đã hợp nhất với Ant Financial, nền tảng thanh toán trực tuyến qua di động sở hữu bởi Alibaba. Ngay sau đó, HelloPay đổi tên thành Alipay Singapore, Alipay Malaysia, Alipay Indonesia và Alipay Philippines theo tên các thị trường mà Lazada đang hoạt động.
Trên thực tế, ứng dụng thanh toán bằng mã QR code của Alipay không có gì quá độc đáo. Tại Việt Nam, rất nhiều ngân hàng đã cung cấp tiện ích này cho khách hàng như TPBank, Vietcombank, VPBank, ACB, Sacombank, OCB, HDBank, MaritimeBank, VietinBank, Agribank, LienVietPostBank, NCB...
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến thanh toán qua QRPay vẫn chưa phát triển là do quá ít các điểm bán hàng và người dùng sử dụng ứng dụng này. Trong khi đó, nếu vào Việt Nam, AliPay có thể nhanh chóng bùng nổ nhờ ăn sẵn mạng lưới người dùng đông đảo của ông lớn thương mại điện tử Lazada - vốn đã được Alibaba mua lại năm 2016.
Đại diện nhiều ngân hàng cho rằng, trong giai đoạn trước mắt, Alipay vẫn chưa phải là mối đe dọa. Thậm chí, nếu Alipay phát triển, các ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư thẻ, trang bị máy cà thẻ (POS) mà vẫn kích thích được người dân tăng chi tiêu thẻ. Lý do là dù sử dụng ví Alipay thì người dân vẫn phải kết nối với thẻ ngân hàng trong nước.
Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo, một khi đã vào Việt Nam, Alipay sẽ nhanh chóng có được lượng khách hàng lớn. Khi đó, rất có thể Alibaba sẽ có thêm nhiều bước để phát triển các sản phẩm tài chính khác ở Việt Nam.
Tại trung quốc, Alibaba không chỉ thâu tóm thị phần lớn về thương mại điện tử với Alipay mà còn cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về cả huy động và cho vay bằng một quĩ thị trường tiền tệ mang tên Yu’e Bao và một ngân hàng trực tuyến có tên MYbank.
Theo T.L/ baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31