Tuân thủ lương tối thiểu trong ngành Dệt - may và Da giầy: Cần giám sát chặt
Thành lập công đoàn cơ sở gắn với xây dựng công đoàn vững mạnh | |
Công đoàn Dệt may Hà Nội nỗ lực phát triển đoàn viên công đoàn |
Với tỉ lệ 6,6%, Việt Nam đứng đầu trong 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á về tuân thủ quy định lương tối thiểu, nhưng, theo khuyến nghị của ILO dù ở cấp độ nào, đây là một vấn đề đáng quan ngại và cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.
Đa số công nhân ngành Da giày lương không cao. Ảnh minh họa. |
Theo nghiên cứu và thống kê của ILO, tỉ lệ không tuân thủ quy định lương tối thiểu trong các DN dệt - may, da giầy tại Việt Nam là 6,6% - thấp hơn rất nhiều so với nước thấp thứ hai trong danh sách là Campuchia (25,6%) và thấp hơn gần 9 lần so với nước đứng đầu là Philippines (53,3%).
Cũng theo nhận định của ILO, việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu khá yếu ở khắp các nền công nghiệp dệt - may Châu Á và mức độ không tuân thủ giữa các quốc gia là khác nhau.
Đánh giá cao tỉ lệ tuân thủ tiền lương tối thiểu trong ngành Dệt - may và Da giày - một ngành đang khá phát triển tại Việt Nam, song TS Chang-Hee Lee- Giám đốc ILO Việt Nam cũng cho biết: Số liệu về Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu này là từ năm 2013. Từ đó đến nay, lương tối thiểu tại Việt Nam đã tăng đáng kể, khoảng 12-15% mỗi năm trong các năm 2014-2016 và sẽ tiếp tục tăng 7,3% trong năm 2017. Vì vậy, chúng ta cần đợi những số liệu mới để xem liệu mức độ tuân thủ cao của Việt Nam có tiếp tục được giữ vững ngay cả với mức tăng đáng kể của lương tối thiểu”. |
Tại Việt Nam, tỉ lệ DN trả lương thấp hơn 80% mức lương tối thiểu (được coi là vi phạm nghiêm trọng) ở mức 3,8% và tỉ lệ vi phạm ở mức độ vừa phải (trả lương trong khoảng từ 80% đến dưới 100% lương tối thiểu) là 2,8%.
Trong khi đó, ở Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Indonesia đều có một tỉ lệ lớn người LĐ trong ngành Dệt - may bị trả lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu. Tỉ lệ vi phạm nghiêm trọng ở Philippines và Ấn Độ lần lượt là 38,8% và 34,9%. Tại Indonesia, thống kê cho thấy, khoảng 1/4 số người LĐ dệt - may nhận lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu.
Từ góc độ về giới, chuyên gia về lao động việc làm của ILO cho biết, ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu, LĐ nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với LĐ nam. Tuy nhiên, các số liệu nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có khoảng cách phân biệt về giới nhỏ nhất (5,7%), xếp sau Campuchia và Indonesia. Trong khi đó, Pakistan có sự khác biệt nam-nữ trong tỉ lệ không tuân thủ cao nhất (60,4%).
“Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng đối với ngành Dệt - may, một ngành hiếm khi có thương lượng tập thể về lương. Đặc biệt, mức độ không tuân thủ là một khía cạnh quan trọng bởi vì có sự khác biệt lớn giữa một người LĐ hưởng lương tương đương 99% mức lương tối thiểu và một người chỉ được trả một nửa mức lương tối thiểu” - ông Matthew Cowgill (Cố vấn trưởng của ILO về tiêu chuẩn lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu – tác giả chính của báo cáo) cho biết.
Từ những kết quả cụ thể, ông Matthew Cowgill đưa ra khuyến cáo: “Mặc dù Việt Nam dẫn đầu so với các nước láng giềng, tuy nhiên, việc không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu, dù ở cấp độ nào, cũng là một vấn đề đáng quan ngại và cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ”.
Đại diện ILO cũng cho rằng, trong việc tuân thủ lương tối thiểu, tổ chức đại diện cho người LĐ và người sử dụng LĐ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là sự vào cuộc của thể chế quản trị thị trường lao động và sự vững mạnh của hệ thống thanh tra lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề tuân thủ quy định lương tối thiểu tại mỗi nước.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21