Từ 1/6 sắp xếp lại đường dây, cáp đi nổi
Theo báo cáo của Sở Xây dựng cho biết, hiện nay, trên các tuyến phố, tình trạng dây cáp treo trùng võng, không có phép, gây mất mỹ quan và mất an toàn giao thông vẫn đang xảy ra, cần phải được giải quyết ngay.
Cột điện nằm ngổn ngang giữa đường trên phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Trước thực trạng trên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chỉ đạo các quận, huyện ngành sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên các tuyến phố, khi nào có điều kiện mới hạ ngầm.
Thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì việc sắp xếp tất cả các đường dây đeo bám vào cột chiếu sáng. Sở Thông tin Truyền thông có trách nhiệm thông báo cho tất cả đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ. Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị, Tổng công ty điện lực có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng dọn những đường dây không còn sử dụng, sắp xếp lại các dây cho vào thành một đầu mối.
Riêng đường dây liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng, Sở Xây dựng phải thông báo với các đơn vị và sắp xếp lại một cách an toàn tuyệt đối. Giao Sở GTVT chặt toàn bộ cột thừa và di chuyển tất cả những cột nằm dưới lòng đường, gây mất an toàn giao thông.
Sở Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng ba phương án, trong đó phương án một trên cơ sở hiện trạng chỉ sắp xếp lại các đường dây và bó gọn, kinh phí thực hiện khoảng 100 triệu đồng/km; phương án hai bổ sung một số cột, xà đỡ, với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng/km còn phương án ba làm mới đồng bộ nhưng kinh phí rất đắt.
Trước mắt, trong năm 2014, thành phố triển khai chỉnh trang đường dây đi nổi tại bốn tuyến phố tại khu vực nội thành và thu dọn đường dây thông tin.
Theo sở GTVT, 5 quận nội thành (4 quận cũ và quận Hoàng Mai) cần điều chỉnh và thay 784 cột. Đến nay, Sở đã cắt trên 54 cột, dịch chuyển 165 cột, còn 19 cột dưới lòng đường, gây cản trở và mất an toàn giao thông, phải chặt bỏ.
Riêng Tổng công ty Điện lực Hà Nội dự kiến sẽ bó lại 120km đường dây hạ thế (nhỏ). Trong quý I, II/2014, đã thực hiện được hơn 40 km. Tuy nhiên, 50% số dây treo của các đơn vị hiện không còn sử dụng nhưng bản thân các đơn vị viễn thông cũng không biết là dây nào còn dùng, dây nào không còn tác dụng. Phổ biến là tình trạng có sự cố thì kéo luôn dây mới mà không tiến hành sửa chữa.
P.Linh
Nên xem
Bay cao con nhé!
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng trong đêm
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản
Tin khác
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy
Infographic 26/11/2024 17:10
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Phòng chống cháy nổ 26/11/2024 10:00
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/11: Trởi chuyển rét, có mưa rải rác
Môi trường 26/11/2024 07:44
Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo
Đề án Hà Nội 25/11/2024 16:51
Cháy tầng 3 quán bar Titan, quận Hoàn Kiếm
Phòng chống cháy nổ 25/11/2024 10:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 25/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49