Trung thu phố cổ năm 2019: Bảo tồn các giá trị truyền thống giữa lòng phố thị
Trung thu cho em 2019: Chung tay chia sẻ yêu thương cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn | |
Hà Nội: Rộn ràng hoạt động văn hóa Tết Trung thu truyền thống năm 2019 |
Vui Trung thu, tìm về truyền thống
Hằng năm, mỗi dịp tết Trung thu, việc tổ chức các hoạt động hướng tới ngày lễ cổ truyền, tìm về những giá trị truyền thống nguyên bản là nét đẹp văn hóa của Hà Nội. Trên nhiều con phố, các cửa hàng, các địa chỉ văn hóa những ngày tết Trung thu cận kề, không khó để bắt gặp những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ ông địa, đầu sư tử… được treo lên rực rỡ, tô điểm phố phường vô cùng đẹp mắt.
Là một trong những quận trung tâm có nhiều di sản, nhiều năm qua quận Hoàn Kiếm luôn chú trọng tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu vui tết Trung thu của người dân. Năm nay, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã tổ̉ chức chương trình tết Trung Thu truyền thống năm 2019 với nhiều hoạt động đặc sắc tại các điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội như phố Hàng Lược – Hàng Mã, phố Hàng Mã, Hàng Gà, Hàng Bạc, Đào Duy Từ,… Qua đó, đem tới một sân chơi lành mạnh, góp phần bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho các em thiếu nhi và thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Hà Nội tới đông đảo bạn bè quốc tế.
Phố bích họa Phùng Hưng được trang trí rực rỡ trong chuỗi hoạt động Trung thu phố cổ năm 2019 |
Dẫn con đi tham quan phố Hàng Mã và xem khu trưng bày không gian trung thu cổ truyền tại Tại đình Kim Ngân (42 - 44 Hàng Bạc), chị Nguyễn Thị Hà (quận tỏ ra rất háo hức: “Ngay khi biết các nghệ nhân trình diễn và hướng dẫn cách làm đồ chơi dân gian tại các điểm di tích ở phố cổ tôi đã dành trọn 2 ngày cuối tuần để đưa con đi chơi. Thông thường ngoài giờ học các cháu sẽ dành thời gian xem điện thoại, đi trung tâm thương mại chứ ít khi có cơ hội tiếp xúc với những trò chơi dân gian. Đưa các con đến đây để con được làm quen với trò chơi mà ông bà, bố mẹ chúng từng được chơi trong đêm Trung thu như đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy, diều giấy, tàu thủy bằng sắt tây, nghệ thuật tò he. Các con tôi thích lắm. Còn bản thân tôi cũng thấy xúc động vì được sống lại không khí hồn nhiên của ngày xưa, những hình ảnh chỉ còn lại trong ký ức. Điều vô cùng đáng quý”.
Cùng cha mẹ tham gia trải nghiệm đồ chơi truyền thống trên phố bích họa Phùng Hưng, em Trần Khánh Linh (12 tuổi, quận Cầu Giấy) bày tỏ sự thích thú: “Năm nào em cũng được mẹ đưa lên phố cổ để mua quà và tham quan Trung thu phố cổ. Năm nay đến phố bích họa em được nghệ nhân dạy tô màu cánh chuồn chuồn tre, đây là việc trước đây em chưa từng được làm. Mặc dù khá đông nhưng các bạn đều có cơ hội được tìm hiểu về cách làm và ý nghĩa của món đồ chơi này khi ngày Trung thu sắp đến. Em cảm thấy rất vui và hi vọng có nhiều dịp để được chơi các trò chơi truyền thống, được trải nghiệm nhiều hơn nữa”.
Liên tục đổi mới, đảm bảo văn minh
“Đây là năm thứ 15 quận Hoàn Kiếm tổ chức các chương trình Trung thu phố cổ. Trước đây hoạt động này được tổ chức tại những không gian nhỏ, tuy nhiên gần đây đã được quận mở rộng ra các không gian rộng lớn hơn. Hoạt động này một lần nữa khẳng định quyết tâm của quận Hoàn Kiếm trong việc thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đô thị của quận nói riêng và Thủ đô nói chung. Những nghệ nhân xuất hiện trong các hoạt động là những người tâm huyết, đóng góp công sức để giữ gìn văn hóa truyền thống đang dần bị mai một”, ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm chia sẻ.
Nằm trong chuỗi hoạt động, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội đã tổ chức trưng bày, tương tác tại các điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội và trên phố bích họa Phùng Hưng. Ngoài ra tại các điểm di sản văn hóa Đình Kim Ngân (Hàng Bạc), Trung tâm thông tin di sản phố cổ Hà Nội, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ), Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, không gian bích hoạ Phùng Hưng, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận còn diễn ra các hoạt động văn hóa tết Trung thu cổ truyền. Cụ thể các nghệ nhân dân gian giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi dân gian, truyền thống, các loại đèn, ông tiến sỹ, ông đánh gậy, diều giấy, tàu thuỷ sắt tây,... Tổ chức biểu diễn múa rối cạn, sắp đặt không gian, giới thiệu tết Trung thu truyền thống của một gia đình người Hà Nội, biểu diễn âm nhạc truyền thống,…Thời gian diễn ra từ ngày 6-13/9. |
Ông Phạ̣m Tuấn Long cũng cho biết: Để thu hút người dân tham gia trải nghiệm không gian văn hóa, hằng năm quận cũng có những biện pháp đổi mới chương trình như trang trí tiểu cảnh tại nhiều tuyến phố, đổi mới nội dung và hình thức thể hiện. Càng ngày các đối tượng càng được mở rộng, từ khách tham quan, ban tổ chức, cả những nghệ nhân đến thợ thủ công làng nghề tham gia chương trình. Cùng với các biện pháp về chỉnh trang đô thị, trùng tu các công trình di tích thì việc tổ chức trung thu truyền thống tại không gian phố cổ trên địa bàn quận còn tạo ra không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho người dân Thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước khi đến với Hà Nội nói chung được ngăn nắp, quy củ hơn.
Cũng là một nội dung được đổi mới của chương trình tết Trung Thu truyền thống năm 2019, việc trang hoàng phố bích họa Phùng Hưng bằng những chiếc đèn lồng vải giăng lên cao đầy đẹp mắt khiến nhiều người cảm thấy thích thú. Khác những chiếc đèn lồng truyền thống thông thường, những chiếc đèn này được làm từ vải, hình trụ, màu sắc không quá rực rợ, được trang trí bằng hoa văn truyền thống như hoa lá, trống, cá chép… nổi bật trên con phố dài khoảng 300m. Du khách thoải mái chụp ảnh bất kể sáng hay tối bởi mỗi thời điểm, con phố lại rực rỡ theo cách riêng của mình.
Ngoài ra, cũng tại phố bích họa Phùng Hưng, việc Ban quản lý phố cổ sắp đặt các gian hàng giới thiệu về đồ chơi, các nghệ nhân và thợ thủ công sẽ trực tiếp hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống như: Đèn ông sao, ông Tiến sĩ, ông đánh gậy do thợ thủ công Vân Canh, huyện Hoài Đức thực hiện; đèn kéo quân do nghệ nhân xã Cao Viên, huyện Thanh Oai thực hiện; tàu thủy bằng sắt tây do thợ thủ công phường Khương Hạ, quận Thanh Xuân thực hiện khiến biển người đổ về nơi này đông nghịt, các em nhỏ vô cùng thích thú.
“Năm nay xác định lượng khách đổ về quận Hoàn Kiếm rất đông, nhất là những địa bàn cận kề nên quân Hoàn Kiếm cũng rất chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh. Các yếu tố nhằm đảm bảo trật tự đô thị được quận đặt lên hàng đầu. Các biện pháp cụ thể được chúng rôi đã thực hiện là lắp đặt hệ thống camera để kiểm soát an ninh trên các tuyến đường, tăng cường bảo vệ các khu di tích, điểm chương trình. Ngoài ra duy trì vệ sinh môi trường, thu gom rác chỉnh trang đô thị để có một mùa trung thu thật sự ý nghĩa, an toàn, văn minh”, ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm khẳng định.
P.Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Phát bực khi đi đăng kiểm, sửa chữa xe vào những ngày cận Tết
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai
NSND Tự Long, ca sĩ Tùng Dương được vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Quận Hai Bà Trưng: Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn năm 2024
Tin khác
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29