TP.HCM kiến nghị Chính phủ cho phép mở lại một số hoạt động thiết yếu

Trong 5 nội dung kiến nghị với Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho rằng, biện pháp cách ly xã hội càng về sau phải càng nghiêm ngặt để chống dịch Covid-19 triệt để hơn.
tphcm kien nghi chinh phu cho phep mo lai mot so hoat dong thiet yeu Tiếp tục cách ly xã hội, Hà Nội sẽ đẩy lùi dịch Covid-19
tphcm kien nghi chinh phu cho phep mo lai mot so hoat dong thiet yeu Thực hiện giãn cách xã hội: Lắng nghe mệnh lệnh từ trái tim!

12 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới

Tại buổi họp giao ban trực tuyến về phòng, chống dịch Covid-19 giữa Chính phủ với các địa phương chiều 15/4, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có nhiều đề xuất với Chính phủ về các chính sách trong giai đoạn tới.

Ông Phong cho biết, TP.HCM đã kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19. Qua 15 ngày cách ly xã hội, TP chỉ tăng 5 ca nhiễm, từ 49 ca lên 54 ca. So với 15 ngày trước, số ca nhiễm mới giảm 88%. “Tính từ ngày cách ly xã hội 1/4, TP.HCM có 12 ngày liền không có ca nhiễm mới, cho thấy giãn cách xã hội là phương pháp đạt hiệu quả cao”, lời ông Nguyễn Thành Phong.

tphcm kien nghi chinh phu cho phep mo lai mot so hoat dong thiet yeu
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, cách ly xã hội mang lại hiệu quả rất tốt, chủ động kiểm soát dịch Covid-19. Ảnh: TTBC

Theo ông Phong, TP kiểm soát tốt dịch bệnh là do phản ứng nhanh với Chỉ thị 16, trên tinh thần bảo vệ sức khỏe người dân là tối thượng.

Việc chống dịch Covid-19 có thể so sánh như “đang trong thời chiến”, do đó sự đồng lòng và đoàn kết toàn dân quyết định thành quả chiến thắng.

TP đã truy các ca nhiễm một cách quyết liệt, đi từng ngõ, gõ từng nhà, tìm từng người…phát hiện nhanh mầm bệnh để khoanh vùng, dập dịch. Xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, không bỏ sót ca nhiễm nào, tạo nên sự chủ động trong kiểm soát dịch.

Đề xuất 5 biện pháp chống Covid-19

Tuy vậy, theo ông Phong dịch bệnh còn tiềm ẩn, gần đây xuất hiện ca dương tính sau 14 ngày ủ bệnh; có trường hợp âm tính xuất viện lại dương tính, đi khắp nơi, tạo nguy cơ trong cộng đồng.

"Tinh thần là tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác, nếu lơi lỏng sẽ vỡ trận, xóa ngay thành quả. Do đó, để kiểm soát chặt tình hình dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và có chiến thắng cuối cùng trong giai đoạn này, TP.HCM kiến nghị tiếp tục kéo dài thời gian cách ly xã hội với tinh thần quyết liệt, chủ động", Chủ tịch Phong đề xuất.

tphcm kien nghi chinh phu cho phep mo lai mot so hoat dong thiet yeu
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong để nhằm duy trì hoạt động sản xuất, đồng thời giúp DN có trách nhiệm trong phòng, chống dịch. Ảnh: TTBC

Chủ tịch TP.HCM đề xuất 5 nội dung chống dịch Covid-19 để Thủ tướng xem xét, ứng dụng trong thời gian tới.

Thứ nhất, theo số liệu Bộ Thông tin và Truyền thông đo lường được, lượng đi lại của người dân đã giảm thời gian qua, cao nhất là ngày 22/3, sau đó giảm dần và có xu hướng tăng trở lại từ ngày 9/4. Điều này cho thấy tâm lý chủ quan nếu kéo dài cách ly xã hội. Do đó, TP kiến nghị Chính phủ nghiên cứu chiến lược bậc thang, càng về sau cách ly càng nghiêm ngặt hơn.

Thứ hai, việc đeo khẩu trang là phòng dịch hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy nhiều người dân vẫn chưa thực hiện nghiêm. Ông Phong cho rằng mức phạt hiện tại với người không đeo khẩu trang là thấp, theo Nghị định 176 mức phạt tối đa là 300.000 đồng. TP kiến nghị tăng mức xử phạt hành vi này để đủ sức răn đe.

Thứ ba, cách ly tập trung những trường hợp nghi ngờ là biện pháp ít gây tổn thương kinh tế. Tuy nhiên, việc kéo dài giãn cách xã hội sẽ ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế, TP đề nghị cho phép mở lại một số hoạt động thiết yếu ít có nguy cơ lây nhiễm, tất nhiên phải đáp ứng Bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.

Bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh phải được ban hành song song với việc cho phép mở cửa một số hoạt động thiết yếu ít nguy cơ và giao chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát và đóng cửa nếu không đảm bảo các tiêu chí.

Theo ông Phong, đây là chính sách kép để kích thích kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh chưa xác định được thời gian kết thúc. Việc này góp phần tăng cường đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội; đồng thời, tạo ra văn hóa bảo vệ ngành nghề kinh doanh cho từng doanh nghiệp.

Thứ 4, TP.HCM đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế xây dựng các mô hình dịch tễ của bệnh truyền nhiễm, để biết mỗi người sẽ đến trung bình bao nhiêu chỗ mỗi ngày, gặp bao nhiêu người và tiếp xúc gần bao nhiêu người; khi giãn cách xã hội sẽ giảm được bao nhiêu lần tiếp xúc. Từ đó, xác định biện pháp giãn cách xã hội tối ưu nhất, hiệu quả nhất.

Cuối cùng, người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho biết nhiều quốc gia đang phải hứng chịu sự bùng phát của làn sóng lây nhiễm thứ 2. Do đó, khi dịch bệnh được kiểm soát, để đảm bảo tốt sức khỏe cho người dân, TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ định một số sân bay tiếp nhận người Việt Nam từ vùng dịch trở về; đồng thời áp dụng cách ly nghiêm ngặt hơn và xét nghiệm lại sau 14 ngày cách ly.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh tinh thần của Thành ủy và UBND TP.HCM với những chính sách quyết liệt, rõ ràng. Thủ tướng cho biết sẽ xem xét các kiến nghị này.

Theo Hồ Văn/vietnamnet.vn

https://m.vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tp-hcm-de-nghi-chinh-phu-cho-phep-mo-lai-mot-so-hoat-dong-thiet-yeu-633682.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với tuổi trẻ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với tuổi trẻ

(LĐTĐ) Sáng nay 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động