Tổng Công ty UDIC: Tối ưu hóa chi phí, tăng khả năng cạnh tranh đấu thầu
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC cho biết: 9 tháng đầu 2019, Tổng Công ty đã triển khai thi công nhiều loại hình công trình, hạng mục công trình trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong nước như: Dự án UDIC Westlake; Cụm công trình nhà ở khu IA 20 – Khu đô thị Nam Thăng Long; Dự án xây mới chung cư C1 Thành Công; Học viện chính sách phát triển; Trụ sở ủy ban chứng khoán Nhà nước; Tòa nhà SHB Đà Nẵng; Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa; Dự án Đầu tư mở rộng đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long); Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế…
Lễ thông xe giai đoạn 1 đường Vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long) đưa công trình vào khai thác sử dụng đúng dịp kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2019) |
Nhìn chung tất cả các công trình do Tổng Công ty thi công đều đảm bảo chất lượng, tiến độ, quan tâm tốt đến công tác vệ sinh – an toàn lao động trên công trình. Giá trị sản lượng từ xây lắp đạt 2.579,8 tỷ đồng, chiếm 48% tổng giá trị sản lượng toàn Tổng Công ty.
Đặc biệt, dự án công trình mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long dài 5,5 km, là công trình trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC là nhà thầu được giao nhiệm vụ thi công Gói thầu số 2: Thi công từ Km2+812,5 đến Km3+700 & Km4+620 đến Km5+500.
Theo lãnh đạo Tổng Công ty, khó khăn nhất của công trình là công tác giải phóng mặt bằng, nhưng với sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan đơn vị trên địa bàn; sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành, cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC đã hoàn thành các hạng mục, đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ quan, an toàn và đủ điều kiện thông xe, đưa công trình vào khai thác sử dụng nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2019), phục vụ nhu cầu đi lại cấp thiết của nhân dân, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên địa bàn.
Bên cạnh công tác thi công xây lắp, công tác đấu thầu, tìm kiếm việc làm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tổng Công ty. Tuy nhiên do lượng việc từ các công trình vốn ngân sách Nhà nước ngày càng hạn chế, các dự án của chủ đầu tư tư nhân cạnh tranh khốc liệt về giá trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn vay. Do vậy, khi tham dự thầu Tổng Công ty luôn phải đánh giá kỹ về năng lực của chủ đầu tư, cũng như cân nhắc về hiệu quả của Hợp đồng.
Kết quả, 9 tháng đầu năm 2019 Tổng Công ty đã trúng thầu 24 công trình và hạng mục công trình, tổng giá trị là 1.651 tỷ đồng. Trong đó có một số công trình có giá trị lớn như: Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ; Trụ sở Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng lại Nhà B Công an thành phố Hà Nội; Ký túc xá Cao đẳng nghề Nha Trang; Công viên, cây xanh, quảng trường khu hành chính tập trung - Thừa Thiên Huế; Gói thầu DH-1.1: Thoát nước mưa, nước thải và cống cấp 3 khu vực phường Bắc Lý - thành phố Đồng Hới… Đây cũng chính là những nền tảng vững chắc, tạo sản lượng cho Tổng Công ty trong 3 tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, việc cạnh tranh trong đấu thầu giữa các nhà thầu xây dựng đang ngày càng trở nên gay gắt hơn. Vì vậy, tối ưu hóa công tác đấu thầu là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC.
Do vậy, Tổng Công ty xác định cần liên tục nắm bắt thông tin từ thị trường, phân tích và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các nhà thầu để đảm bảo sự chủ động và có những sách lược đấu thầu phù hợp. Tăng cường ứng dụng BIM trong đấu thầu hướng đến tối ưu hóa chi phí, tăng khả năng cạnh tranh đấu thầu, đặc biệt đối với các dự án Design & Build nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất. Áp dụng các phần mềm tính toán để tăng cường độ chính xác, đẩy nhanh tiến độ lập báo giá và chốt giá gói thầu sớm với chủ đầu tư. Đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng để bổ sung nguồn việc cho khối thi công xây lắp.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng chú trọng dự báo tình hình giá cả thị trường, chủ động triển khai các hợp đồng mua, nhập khẩu sớm vật tư thiết bị thiết yếu cho dự án. Tăng cường đàm phán và chốt các điều khoản giữ giá, khống chế tỷ lệ trượt giá với chủ đầu tư, từ đó có kế hoạch mua sắm, đặt hàng sớm để phòng tránh rủi ro biến động giá. Tích cực tìm kiếm các nguồn hàng mới chất lượng và giá cả hợp lý, hạn chế tình trạng độc quyền nguồn cung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Hơn 80 đại lý hùng mạnh quy tụ, CaraWorld tạo tiếng vang lớn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Thị trường 20/11/2024 22:38
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê
Thị trường 18/11/2024 11:44
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST
Thị trường 13/11/2024 14:34
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Thị trường 13/11/2024 12:37
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld tại Cam Ranh
Thị trường 11/11/2024 17:07
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?
Thị trường 02/11/2024 14:15
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Thị trường 26/10/2024 06:26
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?
Thị trường 17/10/2024 16:41
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay
Thị trường 16/10/2024 06:53
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Thị trường 15/10/2024 06:14