Tô thắm sắc lụa Hà Đông
Vạn Phúc đâu chỉ có lụa... | |
Người “giữ lửa” cho làng lụa Vạn Phúc |
Tinh hoa sắc lụa nghìn năm
Khi những cơn rét cuối Đông ngắn dần, những cơn mưa bụi li ti giăng giăng vào buổi sớm mai, chiều hôm, những chồi biếc vừa nhú lên trên cành và nụ hoa chớm nở đón tiết Xuân về, những âm hưởng Tết đang và đã bắt đầu ngân lên trong lòng mỗi người cũng là lúc chúng tôi tìm về làng Vạn Phúc.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng Vạn Phúc giờ khang trang hơn nhiều. Nhà cao tầng, các gian hàng trưng bày lụa mọc lên san sát, con phố bán lụa mới mở cứ dài ra mãi. Nhưng làng vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính qua hình ảnh chiếc giếng làng nằm cạnh cây đa cổ thụ và những phiên chợ chiều họp gần đình làng. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Bà Nguyễn Thị Huệ, vẫn ngày ngày gắn bó với nghề để cho ra những tấm lụa đẹp |
Những ngày cuối năm, không khí làm việc ở làng lụa Vạn Phúc bắt đầu “nóng” dần. Các khung cửi, máy dệt khắp mọi nhà đang chạy đua với thời gian để hoàn thành các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp tết Nguyên đán. Bước qua cánh cổng làng uy nghi sừng sững, mỗi du khách đến đây như lạc vào thế giới của màu sắc. Dọc hai bên đường, những gian hàng lụa san sát hội tụ đủ sắc màu: Xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng,… sắc màu rực rỡ của những tà áo dài thướt tha, những chiếc khăn mềm mại, chiếc túi thanh lịch và ánh mắt long lanh với nụ cười tươi rói của những cô bán hàng như xua tan đi cái lạnh của những ngày Đông.
Bà Nguyễn Thị Huệ, người đã có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với lụa Vạn Phúc cho biết: Trải qua bao thăng trầm đổi thay, ngày nay làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng tấm lụa. Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau như: Long phượng, mây bay, tứ quế, đũi hoa,… Thương hiệu lụa của làng nổi tiếng bởi chất liệu từ 100% sợi tơ tự nhiên vừa óng ánh vừa mềm mại, khác xa các sản phẩm khác trên thị trường.
Nét đặc biệt của lụa Vạn Phúc là ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, mặc lên người thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Hoa văn trang trí trên vải lụa tuy rất đa dạng song luôn tuân theo những thủ pháp nghệ thuật truyền thống như trang trí đối xứng, đường nét không rườm rà, phức tạp mà phóng khoáng, dứt khoát. Theo bà Huệ để sản phẩm lụa Vạn Phúc hấp dẫn hơn với người tiêu dùng, phục vụ khách hàng trong dịp Tết, du xuân đầu năm, người làng lụa luôn học cách nâng cấp mẫu mã, chất lượng để cho ra những sản phẩm làm hài lòng khách hàng.
Vẫn còn đó nét vân trên dải lụa Hà Đông
Người xưa có câu: “The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên”. Cho đến tận ngày nay, tới làng lụa Vạn Phúc, nhắc đến lụa quý, từng là “đặc sản” tiến Vua, người ta sẽ nghĩ ngay đến dòng lụa vân từng một thời vang bóng. Thế nhưng, nhiều người lại bảo, giờ mua lụa Vân chính gốc rất khó, chẳng khác gì mò kim dưới đáy biển. Điều này làm tôi cứ “thực thực, hư hư” và trăn trở, quyết tâm đi tìm.
Ngày nay Vạn Phúc không chỉ thu hút khách tới mua lụa mà còn trở thành điểm du lịch. |
Vào làng Vạn Phúc, chúng tôi tìm gặp ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc, nhắc đến lụa vân ông Hà kể, lụa vân từng là vật phẩm tiến Vua, để triều đình sử dụng may áo dài cho các cung phi. Chúng có đặc điểm là mỏng, mềm, có cả hoa nổi và hoa chìm, sờ vào thì mang đến cảm giác mịn mặt, mát tay. Đặc biệt hơn cả, sắc màu lụa vân biến đổi lung linh, đa chiều, đa sắc, hoa nổi thì bóng mịn dễ nhìn thấy.
“Ðiều đặc biệt là để dệt lụa vân, người thợ phải thao tác hoàn toàn thủ công với hai loại go dây và go võng thay cho một loại go dây như các loại lụa thường. Có lẽ chính vì sự cầu kỳ, khó khăn trong khi dệt mà lụa vân đã từng bị lãng quên”, ông Hà bộc bạch.
Bà Nguyễn Thị Huệ, người đã có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với lụa Vạn Phúc cho biết: Trải qua bao thăng trầm đổi thay, ngày nay làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng tấm lụa. Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau như long phượng, mây bay, tứ quế, đũi hoa,… Thương hiệu lụa của làng nổi tiếng bởi chất liệu từ 100% sợi tơ tự nhiên vừa óng ánh vừa mềm mại, khác xa các sản phẩm khác trên thị trường. |
Theo lời ông Hà, muốn dệt lụa vân thì bên khung dệt phải có 2 người đứng thao tác. Mỗi ngày, sản lượng lụa dệt được vỏn vẹn hơn 10cm. Kỳ công là vậy nhưng số người biết kỹ năng dệt dòng lụa này cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng với niềm đam mê gìn giữ dòng lụa quý được truyền từ nghìn năm, những nghệ nhân như ông Hà vẫn ngày ngày tìm tòi và cải tiến ra những cách dệt phù hợp để cho ra những tấm lụa vân đem tới sự hài lòng cho khách hàng. Sau một thời gian tìm hiểu cách thức dệt lụa vân từ cao niên làng, ông Phạm Khắc Hà đã cùng với một nghệ nhân khác là Nguyễn Văn Chính bắt tay vào phục dựng khung lụa vân.
“Phải mất vài tháng chúng tôi mới dựng lại được khung dệt. Sau khi dựng được khung phải qua rất nhiều thời gian điều chỉnh. Thời điểm từ cuối năm ngoái đến giờ sản lượng lụa vân mới cho ra tốt nhất. Tôi đã cải tiến khung dệt, từ hai người đứng dệt giờ chỉ mất một người điều chỉnh khung, sản lượng làm ra tương đương với lụa thường”, ông Hà hồ hởi cho hay.
Theo nghệ nhân Hà, hiện Vạn Phúc có khoảng 246 máy dệt các loại, sản lượng hàng năm từ 2,5 đến 3 triệu mét lụa. Trong vài năm gần đây, doanh thu từ nghề dệt đạt khoảng 70 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Những mặt hàng tơ tằm như: Lụa vân, sa, quế, sa-tanh hoa… đủ màu sắc, mẫu mã giờ được sản xuất nhiều, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước khác như: Thái Lan, Lào, các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Và càng ấn tượng hơn, khi nghe những người bán hàng ở phố lụa vui mừng cho biết, thời khắc cuối năm, mọi người đi mua lụa ngày một nhiều hơn và các cửa hàng ở đây mở bán đến sát giờ Giao thừa. Khách mua lụa đa phần để mặc chơi Tết, làm quà biếu Tết, do đó dịp Tết lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu mã sang trọng, đẹp mắt hơn. Mà trên đó từng đường kim, mũi chỉ là cả cái tình đằm thắm được những nghệ nhân gửi gắm để làm nên những hoa văn trang trí đa dạng, tinh tế.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49