Tin vui với giáo viên dạy nghề
Quy định mới chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề | |
Nhiều bất cập trong chiến lược phát triển dạy nghề |
Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 9/10/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ LĐ TBXH đã đề xuất cách tính, hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành. Theo Nghị định số 113/2015/NĐ-CP, nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau sẽ được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định; Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép; Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Mức phụ cấp được tính từ 0,1 – 0,4 tùy mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ảnh minh họa. |
Tại dự thảo, Bộ LĐTBXH hướng dẫn cụ thể cách tính tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau: Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng x Mức lương cơ sở) / [Số giờ dạy định mức trong năm/12 (tháng)] x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng. Ví dụ: Nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn tại xưởng thực hành của trường (tiếp xúc trực tiếp với khí độc) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,1; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng; số giờ dạy định mức trong năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,1 x 1.210.000 đồng) / [480 giờ / 12 (tháng)] x 30 giờ = 90.750 đồng; Nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn trong hầm tàu, hầm xà lan (tiếp xúc trực tiếp với khí độc và môi trường thiếu dưỡng khí) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng; số giờ dạy định mức trong năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,2 x 1.210.000 đồng) / [480 giờ / 12 (tháng)] x 30 giờ = 181.500 đồng…
Cùng với quy định mới về chế độ làm việc với GV dạy nghề mà Bộ LĐ TBXH mới ban hành, đề xuất cách tính phụ cấp độc hại cho nhà giáo dạy nghề cũng phần nào khiến những giáo viên dạy nghề phấn khởi, gắn bó hơn với nghề. Trao đổi với phóng viên, ông Nghiêm Văn Xuân (Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Đống Đa) cho biết: “Từ trước tới nay, chế độ phụ cấp độc hại cho những giáo viên dạy nghề vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Với cách tính phụ cấp độc hại mà Bộ LĐ TB&XH đưa ra mới đây cho thấy sự quan tâm của Nhà nước với nghề giáo nói riêng cũng như đối với GV dạy nghề nói chung. Mức phụ cấp dù nhiều hay ít cũng là sự động viên, khích lệ GV dạy nghề tiếp tục gắn bó, tâm huyết với nghề mà mình đã theo đuổi”.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31