Tiếp tục tinh gọn bộ máy
Cải cách tiền lương sẽ rất khó: Nếu không tinh gọn bộ máy | |
Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế: Những việc cần làm ngay |
Theo đó, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2018 được giao cho các cơ quan của Thành phố, quận, huyện, thị xã gồm 10.661 biên chế hành chính, trong đó: Biên chế công chức: 8.891 biên chế (gồm dự phòng 8 biên chế); Lao động hợp đồng (LĐHĐ) theo Nghị định số 68 của Chính phủ: 1.358 chỉ tiêu; LĐHĐ theo định mức: 412 chỉ tiêu.
Kỳ họp thứ tư HĐNDTP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về biên chế hành chính của Thành phố năm 2018 |
148.822 biên chế sự nghiệp, trong đó: Biên chế viên chức: 127.933 biên chế (gồm dự phòng: 476 biên chế); LĐHĐ theo Nghị định số 68 của Chính phủ: 11.568 chỉ tiêu; LĐHĐ theo định mức: 9.321 chỉ tiêu. Như vậy, với mức giao này, Hà Nội thực hiện kế hoạch là giảm hơn 8.700 biên chế do chuyển đơn vị sang tự chủ chi thường xuyên và giảm thêm 225 biên chế hành chính so với năm 2017.
HĐND TP cũng giao UBND TP tiếp tục hoàn thành sắp xếp các cơ quan đơn vị: Cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo GPMB TP, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã, các Chi cục thuộc Sở NN&PTNT, Trung tâm Điều hành và giám sát CNTT TP. Chủ động sắp xếp, tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18 và số 19 của Hội nghị T.Ư 6 (Khóa XII).
Cùng với đó, rà soát tổng thể tổ chức, bộ máy hoạt động của các thôn, tổ dân phố, số lượng biên chế cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp xã, số lượng cán bộ không chuyên trách ở các thôn, tổ dân phố theo hướng thu gọn đầu mối; tăng cường kiêm nhiệm các chức danh.
Để thực hiện mục tiêu giảm biên chế và sử dụng có hiệu quả quỹ biên chế đã được giao, năm 2018, Thành phố tiếp tục sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, y tế sang cơ chế tự chủ hoặc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
Đồng thời, Thành phố sẽ thường xuyên rà soát điều chỉnh đề án vị trí việc làm các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý để đề án phát huy cao nhất hiệu quả. Xây dựng Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận, tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó là đổi mới công tác tuyển dụng công chức, viên chức, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin theo nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch, chống tiêu cực trong thi cử, nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ, công chức…
A.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32