Tiếp sức cho làng nghề truyền thống

(LĐTĐ) Nghề sản xuất bánh đa nem từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân thôn Ngự Câu (xã An Thượng, huyện Hoài Đức). Những năm trở lại đây bên cạnh việc giữ lửa làng nghề, người dân nơi đây đã tìm ra hướng đi mới, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng cho sản phẩm, đưa thương hiệu bánh đa nem của làng đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
tiep suc cho lang nghe truyen thong Làng nghề truyền thống nỗ lực vượt qua mùa dịch bệnh
tiep suc cho lang nghe truyen thong Làm giàu từ làng nghề truyền thống

Gìn giữ nghề bằng niềm tự hào

Trong những ngày hè, tìm đến thôn Ngự Câu dưới cái nắng đổ lửa nhưng những người dân làm nghề nơi đây vẫn thoăn thoắt đảo từng phên bánh tráng phơi ngoài nắng cho khô đều. Bên trong nhiều ngôi nhà, tiếng máy tráng bánh chạy rì rì, tiếng máy cắt loạt xoạt không ngơi nghỉ. Ông Nguyễn Đình Tuấn với thâm niên 20 năm làm nghề cho biết, gia đình ông đã nhiều đời gắn bó với nghề này, ngày nay dù thu nhập không cao nhưng vợ chồng ông vẫn cố gắng duy trì để giữ gìn nghề, bởi nghề đem đến niềm tự hào cho người dân nơi đây.

tiep suc cho lang nghe truyen thong
Ông Nguyễn Đình Tuấn tay thoăn thoắt đảo từng phên bánh, đảm bảo đủ nhiệt độ khô cho bánh (Ảnh: N. Hoa)

Do đó hàng ngày ông phải thức dậy từ 4 giờ sáng để nhóm lò, đun nước tráng bánh, còn vợ ông pha bột, sắp phên. Trung bình mỗi ngày gia đình ông tráng 70 kg bột cho ra được 16.000 chiếc bánh đa nem. Tay thoăn thoắt lật giở từng phên bánh, ông Tuấn chia sẻ: Để làm ra những mẻ bánh đa nem chất lượng đòi hỏi sự khéo léo, công phu, tỉ mỉ của bàn tay người thợ từ khâu chọn gạo, ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, phơi bánh, cắt bánh. Gạo phải được ngâm từ 8 - 9 tiếng từ tối hôm trước đến sáng hôm sau mới đem xay. Trước đây, chưa áp dụng máy vào sản xuất, toàn bộ các công đoạn đều được làm bằng tay từ giã bột, tráng bánh dưới bếp lò đỏ lửa nên mỗi gia đình chỉ tráng được 5 -7kg bột/ ngày. Ngày nay sức tiêu thụ bánh lớn hơn, người dân đưa máy vào sản xuất, vẫn nhóm bếp lò như xưa nhưng công đoạn tráng bánh bằng máy trở nên nhanh, thuận tiện hơn nhiều, sản lượng bánh cho ra lò mỗi ngày tăng gấp vài chục lần.

Tuy nhiên, với nhiều công đoạn tỉ mỉ, đặc thù của nghề phải thức khuya, dậy sớm, vất vả nhưng thu nhập không cao khiến nhiều hộ gia đình tại đây đã chuyển nghề. Hiện nay người dân không còn mặn mà với cái bánh từng gắn bó với họ từ thời cha ông nữa. Chuyển nghề, người thì đi làm công ty, xí nghiệp, người chuyển đổi sang chăn nuôi, trang trại hoặc kinh doanh… Từ quy mô toàn thôn đến nay cả thôn chỉ còn 30 hộ gắn bó giữ nghề.

“Bánh qua các công đoạn làm đều phải kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo thời gian và phụ thuộc vào cả thời tiết trong quá trình phơi khô. Mỗi công đoạn đều rất tỉ mẩn, chính xác mới có thể tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu cả chất lượng và hình thức. Bánh ra lò phải đảm bảo về độ thơm ngon, màu sắc đẹp, ăn giòn nhưng khi cuốn đảm bảo không bị vỡ. Cầu kỳ là vậy nhưng thu nhập từ nghề đem lại không cao nên ngày nay lớp trẻ chẳng mấy ai còn mặn mà theo nghề truyền thống”, ông Tuấn bộc bạch.

Tương tự cũng với những kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, bà Nguyễn Thị Hoa cho biết trong những ngày nắng nóng, công việc của người dân nơi đây thêm bội phần vất vả. Mặc dù trời nắng gắt nhưng để cho ra những chiếc bánh đa nem chất lượng, người làm phải nhanh tay đảo đều các phên bánh được phơi ở ngoài trời đảm bảo đủ nhiệt, tạo độ khô vừa phải cho bánh.

“Nghề vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và cả bí quyết của người làm bánh trong từng khâu. Làm nghề này yếu tố thời tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng của bánh. Chỉ ngày nắng mới làm được, còn mùa mưa hầu hết các gia đình phải tạm nghỉ. Bởi lẽ tời tiết nắng đẹp thì phơi bánh mới tốt, còn tiết trời nồm ẩm như các tháng mùa hè thì việc phơi bánh khá vất vả. Những ngày trời nắng gắt, có hôm nhiệt độ ngoài trời lên đến 39 độ, trời oi nóng, không có gió, cộng thêm sức nóng của lò than khiến không khí ngột ngạt, chúng tôi phải tăng cường uống nước, đẩy giờ tráng bánh lên sớm hơn để tránh nắng”, bà Hoa chia sẻ.

Tạo sức vươn xa cho làng nghề

Từ những khó khăn đó, các cấp chính quyền địa phương và người dân nơi đây vẫn luôn trăn trở tìm hướng đi mới để nghề truyền thống phát triển bền vững. Trên thực tế hiện nay, người dân làm nghề gặp khó khăn khi mở rộng sản xuất và chưa xây dựng được thương hiệu. Ghé thăm thôn Ngự Câu, chứng kiến hình ảnh những phên bánh đa nem được phơi khắp đường làng, ngõ xóm có thể thấy mô hình sản xuất của nhiều hộ gia đình trong thôn vẫn chủ yếu theo hình thức tự phát, tận dụng không gian đường làng, ngõ xóm để phơi bánh, quy trình sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khâu tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái cá thể nên năng suất, chất lượng chưa đồng đều, đầu ra cho sản phẩm không ổn định.

Cơ sở sản xuất bánh đa nem Nam Thành Công đã giải quyết được vướng mắc quan trọng nhất tồn tại từ nhiều đời nay ở làng nghề đó là công đoạn phơi bánh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Với việc áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, mỗi ngày xưởng của gia đình anh Nam sản xuất bánh đa nem từ 5 tạ gạo/ 9 giờ làm việc. Mỗi tháng, gia đình anh cung cấp khoảng 6 tấn bánh đa nem đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường.

Nhằm khắc phục những khó khăn đó, anh Nguyễn Quang Nam (chủ cơ sở sản xuất bánh đa nem Nam Thành Công) đã tìm tòi ra hướng mới, áp dụng quy trình khép kín vào sản xuất bánh trên cơ sở kinh nghiệm sản xuất truyền thống. Anh Nam cho biết, việc sản xuất bánh đa nem theo phương pháp phơi bánh dưới ánh nắng, trong quá trình phơi đòi hỏi người làm nghề phải lấy được độ khô mà vẫn đảm bảo độ dẻo cho bánh, cách sản xuất đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Với quy trình làm bánh đa nem khép kín gần như sử dụng máy móc ở tất cả các khâu sản xuất, gạo sau khi ngâm được xay thành bột sau đó đưa vào máy tráng bánh. Sau công đoạn tráng bánh, thay vì phơi dưới ánh nắng mặt trời, các phên bánh được xếp và chuyển vào nhà sấy. Ở công đoạn này, công nhân chỉ cần nhấn nút khởi động đã được cài đặt nhiệt độ, thời gian và chờ để đưa bánh khô ra ngoài...

Khi tìm hiểu, nắm bắt đầy đủ quy trình sản xuất theo hướng công nghệ, anh Nam đã đầu tư số vốn khoảng 2,5 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà xưởng rộng 500m2, mua sắm dây chuyền sản xuất máy móc từ máy xay bột, máy tráng bánh, hệ thống lò sấy bánh, máy đóng gói thành phẩm vào sản xuất. Với hướng đi mới đó, cơ sở sản xuất của gia đình anh bước đầu đã khẳng định hướng đi mới để phát triển làng nghề. Thành công bước đầu của cơ sở đó chính là biết áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, quy mô khép kín vào sản xuất trên cơ sở bí quyết làm nghề truyền thống của địa phương để cho ra sản phẩm bánh đa nem đảm bảo chất lượng, mịn màng, mềm dẻo, đặc biệt là không sử dụng chất tẩy trắng hay bất kỳ một loại hóa chất bảo quản nào khác.

Đến nay, cơ sở sản xuất bánh đa nem Nam Thành Công đã giải quyết được vướng mắc quan trọng nhất tồn tại từ nhiều đời nay ở làng nghề đó là công đoạn phơi bánh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Với việc áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, mỗi ngày xưởng của gia đình anh Nam sản xuất bánh đa nem từ 5 tạ gạo/ 9 giờ làm việc. Mỗi tháng, gia đình anh cung cấp khoảng 6 tấn bánh đa nem đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường.

Đó chỉ là một trong số rất nhiều hộ gia đình ở thôn Ngự Câu áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nghề truyền thống của làng. Với những hướng đi đó đã giúp thương hiệu bánh đa nem nơi đây có chỗ đứng trên thị trường, đồng thời thể hiện nhiệt huyết gìn giữ bản sắc làng nghề của địa phương của những thế hệ trẻ.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Xem thêm
Phiên bản di động