Tiếp nối truyền thống vẻ vang xây dựng đất nước giàu mạnh
Nâng cao ý thức xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa | |
Nữ CNVCLĐ huyện Hoài Đức: Nỗ lực phấn đấu không ngừng | |
Cùng chung tay góp sức dựng xây đất nước |
Xung kích, tiên phong đấu tranh…
Theo tư liệu lịch sử, Công đoàn Việt Nam, tiền thân là tổ chức Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28/7/1929 tại số nhà 15, Phố Hàng Nón, Hà Nội. Thời điểm này, cuộc khủng khoảng kinh tế các nước tư bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước Pháp và thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam.
Hàng vạn công nhân không có việc làm, chính quyền thuộc địa trút mọi hậu quả của khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân Việt Nam mà trước hết là công nhân và nông dân. Trong điều kiện đó, Công hội Đỏ đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức CNLĐ liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột.
Công hội Đỏ lãnh đạo công nhân đoàn kết, cùng nhân dân lao động đấu tranh trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, với trận ra quân đầu tiên của công nhân Nhà máy Xe lửa Trường Thi, Nhà máy Cưa, Nhà máy Diêm Bến Thuỷ (thành phố Vinh – Nghệ An) đúng vào ngày 1 tháng 5 năm 1930.Giai đoạn 1932 – 1935 là giai đoạn đầy thử thách ác liệt, tuy vậy Công hội Đỏ đã đóng vai trò xuất sắc trong cuộc vận động công nhân đấu tranh, góp phần củng cố lực lượng, từng bước gây dựng lại phong trào.
Công nhân Việt Nam luôn phát huy vai trò xung kích, tiền phong và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh minh họa. |
Khi điều kiện khách quan cho phép, tổ chức Công hội kịp thời nắm bắt và lãnh đạo phong trào công nhân, thúc đẩy các cuộc đấu tranh lên một quy mô rộng lớn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936 – 1939.Đầu năm 1937, công nhân đấu tranh sôi sục đòi quyền tự do lập nghiệp đoàn. Ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh…. nhiều nghiệp đoàn được thành lập và hoạt động công khai, báo chí được xuất bản và công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chưa giành được quyền tự do nghiệp đoàn đều khắp, thì công nhân thành lập Hội Ái hữu thay thế. Nên tên gọi tổ chức của công nhân lúc này thường mang tên tổ chức song trùng là “Nghiệp đoàn – Ái hữu”. Giai cấp công nhân dưới sự tổ chức, vận động của Hội Ái hữu thời kỳ 1936 – 1939 đã tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp kết hợp với hoạt động bí mật để phát triển tổ chức và đấu tranh. Đây là một thời kỳ vận động cách mạng sôi nổi và thắng lợi chưa từng thấy dưới thời Pháp thống trị, nhằm đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Năm 1939, lấy cớ phục vụ chiến tranh, bọn phản động thuộc địa ban hành nhiều chính sách cưỡng bức lao động. Công nhân bị ép buộc đi xây dựng đường chiến lược, pháo đài, giao thông hào. Ngày 28/9/1939, thực dân Pháp ra sắc lệnh giải tán các Hội ái hữu, bắt trên 2.000 hội viên.
Ngày 10/11/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tăng giờ làm việc, 60 giờ đối với công nhân nam, 54 giờ/ tuần đối với công nhân nữ và trẻ em và còn đe doạ tăng lên 72 giờ/tuần đối với một số xưởng kĩ nghệ có liên quan đến chiến tranh. Số quyền lợi ít ỏi về chế độ lao động và tự do, dân chủ mà công nhân giành được trong cao trào 1936 -1939 đã bị bọn phản động thuộc địa thủ tiêu.
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng quyết định thành lập “Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”. Tổ chức “Hội công nhân phản đế” chủ trương tổ chức các nhóm 3 người gọi là “Tam tam chế” do một đảng viên phụ trách, với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc.
Trong điều kiện ấy, các cuộc bãi công vẫn nổ ra; từ giữa năm 1939 đến giữa năm 1940, công nhân còn lợi dụng Hội đồng hòa giải để đấu tranh hợp pháp chống các hành động bóc lột, đàn áp của giới chủ tư bản. Theo thống kê, Hội đồng hoà giải đã phải giải quyết 1.647 vụ xung đột cá nhân và 100 vụ xung đột tranh chấp tập thể.
Cuối năm 1940, Nhật kéo quân vào Đông Dương, tình thế cách mạng chuyển sang một bước mới. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng (tháng 5-1941) quyết định thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh); “Hội công nhân phản đế” đổi tên thành “ Hội công nhân cứu quốc”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc Kì, Trung kì, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai...
Bước sang năm 1941, các nơi đã xuất hiện hình thức tiền vũ trang của công nhân. Ngoài các cuộc đấu tranh chống sự bóc lột về kinh tế của chủ tư bản, phong trào đấu tranh của công nhân đã mang nội dung chống phát xít, chống chiến tranh tiến tới thành lập các tổ chức tự vệ vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Năm 1942, một số cuộc bãi công có quy mô lớn như: Cuộc bãi công của 700 công nhân các đồn điền cao su An Lộc, Xuân Lộc (Biên Hoà), các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy giấy Việt Trì, công nhân công trường sân bay Gia Lâm... Bên cạnh các khẩu hiệu đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập... đã xuất hiện các khẩu hiệu đòi Pháp - Nhật bán nhiều gạo.
Năm 1943, đời sống và việc làm của công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Song với tinh thần cách mạng kiên cường, giai cấp công nhân và Hội công nhân cứu quốc vẫn phát triển. Phong trào đấu tranh trên các địa bàn trọng yếu như Hà Nội, Việt Trì, Nghệ An... được tổ chức với quy mô lớn.
Với sự kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị và nửa vũ trang theo tổ, nhóm. Đến năm 1944 đã hình thành nhiều xưởng quân giới bí mật, nòng cốt là công nhân cứu quốc chiến khu Đông Triều, Vinh - Bến Thuỷ và ở thời điểm này, tổng số hội viên Hội công nhân cứu quốc có trên 13 vạn, trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Đầu năm 1945, Hội Công nhân cứu quốc đã lãnh đạo cuộc đấu tranh phá kho thóc của Nhật ở Bắc Ninh, Hà Nội ... chia cho dân nghèo. Từ giữa tháng 3 năm 1945, phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ 19 đến 25/8/1945, công nhân trong các nhà máy, hầm mỏ đã đứng lên giành chính quyền.
Đây là một biểu hiện sáng ngời về tính chủ động sáng tạo và tiền phong cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là kết quả của sự kết hợp giữa phong trào công nhân và nhân dân lao động thành thị với phong trào nông dân ở nông thôn trong Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ trong 2 tuần, bộ máy chính quyền thực dân phong kiến bị đập tan.
Chiều ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh ở Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước đông đảo nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà. Đây là thắng lợi lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, trong đó lực lượng đi đầu và nòng cốt là giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1930 – 1945, dù cho tên gọi khác nhau, hình thức hoạt động lúc bí mật, lúc công khai, dù chưa có điều kiện thống nhất tổ chức trong cả nước, nhưng được sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản Đông dương, Công đoàn Việt Nam thật sự là trung tâm đoàn kết của CNLĐ Việt Nam. Từ 6.000 đoàn viên năm 1930, đến năm 1945 số đoàn viên đã lên tới hơn 200.000 người, đóng vai trò to lớn trong việc giành chính quyền ở các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta vừa ra đời đã phải đối mặt với nhiều thế lực giặc ngoại xâm cùng với bọn phản động tay sai đang tìm cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Công đoàn đã tổ chức, vận động CNLĐ tham gia bảo vệ chính quyền, xây dựng cơ sở sản xuất, kịp thời chế tạo, sửa chữa vũ khí cung cấp cho các lực lượng vũ trang.
Thiếu nguyên vật liệu, công đoàn đã đứng ra tổ chức “Tuần lễ kim khí”, phát động nhân dân thu lượm sắt thép cung cấp cho các công xưởng. Công đoàn đã tích cực vận động công nhân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “nhường cơm sẻ áo” giúp đỡ đồng bào bị đói. Vận động công nhân hưởng ứng “Tuần lễ vàng” để giải quyết khó khăn cho ngân quỹ Nhà nước.
Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Truyền thống vẻ vang của lực lượng công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quá trình tham gia đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc đang được tổ chức Công đoàn và CNVCLĐ Việt Nam hôm nay tiếp nối xứng đáng, tiếp tục đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Điều này có thể được thấy rõ là trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đặc biệt là sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiện đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CNVCLĐ Thủ đô luôn hăng hái thi đua lao động sản xuất |
Đại đa số CNVCLĐ tuyệt đối tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ tiên tiến, từng bước làm chủ kỹ thuật và công nghệ cao, bước đầu hình thành đội ngũ công nhân trí thức.
Công nhân Việt Nam luôn lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Riêng ở Thủ đô Hà Nội, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song những năm gần đây, nền kinh tế của Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng khá, GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, an sinh, xã hội được cải thiện, diện mạo của Thủ đô ngày càng đổi mới, xứng đáng là địa phương đầu tàu của cả nước.
Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ CNVCLĐ, nhất là lực lượng CNLĐ - những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội. Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 2,5 triệu công nhân làm việc tại các doanh nghiệp, chiếm 33% dân số và chiếm 66% tổng số lao động của thành phố, đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của giai cấp công nhân cả nước nói chung và thành phố nói riêng.
Qua thi đua, nhiều CNLĐ Thủ đô đã trở thành Công nhân giỏi được LĐLĐ Thành phố biểu dương, khen thưởng |
Trong thời kỳ "dân số vàng", lực lượng công nhân Thủ đô cũng năng động, ham học hỏi, thích ứng nhanh với khoa học, công nghệ, với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế... Thế mạnh này giúp đội ngũ công nhân ngày càng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.
Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; sự tuyên truyền, vận động, phát động của tổ chức Công đoàn, CNVCLĐ ở khắp các đơn vị cơ sở, nhất là CNLĐ trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất trên địa bàn Thủ đô đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua lao động giỏi, thi đua phấn đấu trở thành công nhân giỏi, thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi, cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua khó khăn thời khủng hoảng kinh tế.
CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Các phong trào thi đua trong CNVCLĐ Thủ đô cũng đã góp phần tích cực giúp doanh nghiệp phát huy nội lực, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh thời kỳ hội nhập đồng thời trở thành động lực động viên, cổ vũ CNVCLĐ tích cực lao động sản xuất, nghiên cứu sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập, thiết thực đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô, đất nước.
Qua rèn đức, luyện tài, hàng ngàn CNLĐ trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. Theo LĐLĐ thành phố Hà Nội, năm 2017, toàn thành phố có 33.270 CNLĐ được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở, tăng 7,1% so với năm 2016; có 1.962 CNLĐ được công nhận “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở. 6 tháng đầu năm 2018, toàn Thành phố có 38.615 CNLĐ được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở, tăng 5% so với năm 2017; 1.920 CNLĐ được công nhận “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở. Đây chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và toàn thành phố.
Trong không khí của những ngày mùa thu lịch sử, kỷ niệm 73 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, thay mặt tổ chức Công đoàn, lực lượng CNVCLĐ Thủ đô đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố bày tỏ: Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô hôm nay nguyện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến cũng nhắn nhủ, mỗi đoàn viên, CNVCLĐ phải ý thức được trách nhiệm, vai trò, quyền lợi của mình, phấn đấu rèn luyện thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Riêng với cấp công đoàn Thủ đô phải ý thức được trách nhiệm của mình trước tổ chức, trước đoàn viên, CNVCLĐ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; đặt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ làm nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt và hàng đầu trong hoạt động của công đoàn.
“LĐLĐ Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và kêu gọi mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ hăng hái thăm gia các phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, mỗi nhà máy, xí nghiệp thực hiện thật tốt kế hoạch SXKD góp phần cho kinh tế phát triển vững chắc, xây dựng đất nước ta ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng mới và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” - Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23