Hà Nội

Tiên phong xây dựng thành phố thông minh

Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho người dân, xuất phát từ yêu cầu thực tế, Thành phố tập trung ưu tiên phát triển các thành tố thông minh trong các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, giao thông, giáo dục, y tế và môi trường  để tạo động lực xây dựng thành phố thông minh.
tien phong xay dung thanh pho thong minh Những hình ảnh độc quý giá về thủ đô Hà Nội ngày giải phóng 10.10
tien phong xay dung thanh pho thong minh Hà Nội sắp có đường trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long
tien phong xay dung thanh pho thong minh Hà Nội tưng bừng kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô

Ưu tiên 4 hệ thống thông minh

Những năm qua Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố, xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống. Đến nay, Thành phố đang dần hoàn thiện các thành phần cơ bản của Chính quyền điện tử Thủ đô gồm: Trung tâm dữ liệu nhà nước, Mạng diện rộng (WAN), Cổng giao tiếp điện tử Thành phố. Hệ thống và giải pháp an toàn, an ninh thông tin cũng đã bước đầu được triển khai Hà Nội. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đến tất cả các Sở, ngành, UBND quận/huyện và 584 xã/phường/thị trấn và Thành phố cũng đang từng bước khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) dân cư, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ công dân và tổ chức, ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực hướng tới xây dựng Thành phố thông minh.

tien phong xay dung thanh pho thong minh
Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành công mức độ 3 cho người dân. Ảnh: Nguyễn Công.

Theo bà Phan Lan Tú – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội (Sở TT&TT), mỗi địa phương sẽ có cách tiếp cận khác nhau khi triển khai xây dựng thành phố thông minh. Quan điểm của Hà Nội là tập trung vào những cái đang cần cho người dân. “Nghĩa là, chúng ta đánh giá chính quyền thông qua việc đo mức độ hài lòng của người dân. Do đó cái gì người dân cần, Hà Nội đang yếu kém thì chúng tôi bắt đầu từ đó”- bà Tú chia sẻ.

Cũng theo Giám đốc Sở TT&TT, có 4 hệ thống đang được Hà Nội lựa chọn tập trung triển khai đó là giáo dục thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh và du lịch thông minh. “Hai lĩnh vực giáo dục, y tế được làm tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Riêng với lĩnh vực giao thông, hiện nay giao thông Hà Nội đang gặp phải rất nhiều vấn đề bất cập như: ùn tắc, số lượng phương tiện quá nhiều (thống kê cho thấy Hà Nội có trên 500.000 xe ô tô và hơn 1,7 triệu xe máy) trong khi đó cơ sở hạ tầng không đảm bảo… Vì vậy, xây dựng hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội cũng là một vấn đề Thành phố lựa chọn tập trung triển khai”- bà Tú cho biết.

Đẩy mạnh hợp tác, tăng cường công nghệ

Đến nay, sau nhiều nỗ lực, Thành phố đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư cho hơn 7,5 triệu người dân và khai thác hiệu quả để triển khai các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và công tác quản lý. Thành phố từng bước khai thác cơ sở dữ liệu dân cư, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực hướng tới xây dựng thành phố thông minh.

tien phong xay dung thanh pho thong minh
Bãi đỗ xe thông minh.Ảnh: Tuấn Dũng

Thành phố cũng đã triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp các dịch vụ công mức độ 3 các lĩnh vực: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông trên một nền tảng thống nhất tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hồ sơ giao dịch qua mạng đạt của một số dịch vụ công đạt kết quả cao: lĩnh vực tư pháp khối xã, phường, quận, huyện đạt hơn 90%, đăng ký kinh doanh đạt hơn 70%, thuế đạt 97%. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2018, các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt hơn 80%.

Trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội hoàn thành cơ bản việc xây dựng chính quyền điện tử. Giao dịch với người dân và giao dịch trong cơ quan chính quyền đều thực hiện trên môi trường mạng, tạo thuận lợi cho mọi đối tượng. Đồng thời đặt ra mục tiêu sẽ có chính quyền điện tử tốt nhất trên cả nước và xếp thứ hạng cao trong khu vực Đông - Nam Á. Đây là những tiền đề quan trọng để Hà Nội trở thành thành phố thông minh sau năm 2020.

Để hoàn thành mục tiêu này, bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, Thành phố cũng luôn chú trọng thu hút các nguồn lực đầu tư từ xã hội, đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm và tri thức thông qua việc ký kết văn bản ghi nhớ với nhiều tập đoàn trong và ngoài nước. Cụ thể, Hà Nội hợp tác Singapore trong các lĩnh vực: Quy hoạch và quản lý đô thị; phát triển cây xanh; xây dựng thành phố thông minh; đào tạo nguồn nhân lực. Thành phố cũng đã trao đổi, thống nhất ký biên bản ghi nhớ với Công ty Microsoft Việt Nam hợp tác về việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng thành phố thông minh. Ở trong nước, thành phố đã đề nghị bốn doanh nghiệp: Viettel, VNPT, FPT và Công ty Nhật Cường hợp tác cùng UBND Thành phố trong một số nội dung về xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh trên địa bàn.

Xây dựng thành phố thông minh đang trở thành một xu thế toàn cầu, với Thủ đô Hà Nội, xây dựng thành phố thông minh nhằm hướng tới cuộc sống tốt đẹp cho người dân, lấy người dân làm trung tâm. Trên thực tế, thành phố thông minh không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, mà còn bảo đảm minh bạch, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu. Hòa cùng với xu thế chung của thế giới, với một lộ trình rõ ràng, cùng những bước đi thận trọng, TP Hà Nội phấn đấu là địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng thành phố thông minh, đóng góp tích cực và hiệu quả cho mô hình phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.

Ba giai đoạn phát triển TP Hà Nội thông minh

Giai đoạn 1 (đến năm 2020): Hình thành cơ bản các thành phần cốt lõi của thành phố thông minh, gồm nền tảng cơ sở hạ tầng (mạng viễn thông băng rộng, hệ thống các cảm biến, camera giám sát, hạ tầng an ninh, an toàn thông tin, trung tâm dữ liệu...); các cơ sở dữ liệu cốt lõi (dân cư, đất đai, doanh nghiệp...); hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử; xây dựng các hệ thống thông minh trong các lĩnh vực thiết yếu: Giáo dục, y tế, giao thông, du lịch, an toàn xã hội và môi trường.

Giai đoạn 2 (2021-2025): Hoàn thành cơ bản các hệ thống thông minh; người dân chủ động tham gia trong quản lý và xây dựng chính sách phát triển xã hội; thông tin, cơ sở dữ liệu trở thành nguồn lực cơ bản trong phát triển xã hội, hình thành nền kinh tế số.

Giai đoạn 3 (sau năm 2025): TP Hà Nội phát triển ở trình độ cao với đặc trưng của nền kinh tế tri thức.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động