Tiềm ẩn nguy hiểm trên nóc chung cư cũ
Đẩy mạnh cải tạo, xây mới chung cư cũ | |
Đẩy nhanh việc cải tạo và xây mới |
Biết nguy hiểm vẫn làm
Chỉ cần lên tầng cao nhìn xuống, thấy các nhà chung cư, khu tập thể tầng trên cùng la liệt bồn nước được lắp đặt đủ kiểu đứng, nằm… Các tòa chung cư vốn đã xuống cấp, giờ lại phải chịu thêm lực đè hàng trăm tấn mà thiết kế ban đầu chưa hề tính đến. Những bình inox chứa nước này là mối nguy hiểm thật sự, chẳng khác gì những “quả bom” nước, bởi sự lắp đặt rất tạm bợ, có thể gây lật đổ bất cứ lúc nào.
Thực tế, đã xảy ra rất nhiều vụ bình nước inox rơi làm hỏng hóc nhà cửa, và các thiết bị gia đình; khiến nhiều người bị thương. “Nhiều hôm mưa to gió lớn, bồn nước bật đế cứ đập ầm ầm vào trần nhà. Chúng tôi biết nguy hiểm nhưng phải dùng chứ biết làm sao bây giờ" - anh Trần Quang Hưng (khu tập thể Thành Công, Ba Đình) chia sẻ.
Người dân tự ý lắp đặt, gia cố bồn nước trên nóc các tòa nhà ở khu tập thể Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội. |
Theo anh Hưng, việc đặt bình inox là giải pháp duy nhất bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân sống ở các chung cư cũ. Ở các nhà tập thể có diện tích hạn hẹp thì tầng thượng là vị trí lý tưởng nhất, bởi vừa tiết kiệm không gian trong nhà, mà lực nước từ trên dồn xuống, mạnh tự nhiên, các gia đình không phải tốn tiền mua máy bơm tăng áp. Đó là lý do khiến ở nhiều khu chung cư cũ, tầng thượng trở thành bãi tập trung hàng loạt “bom nước” của các gia đình phía dưới. Ông Nguyễn Văn Dũng (khu tập thể Viện Hóa học, Bắc Từ Liêm) than thở:Khu tập thể được xây dựng từ năm 1970, nơi đây có hơn 100 nhân khẩu, tương đương hàng chục bồn trữ nước cỡ lớn được đặt trên nóc. Chung cư đã quá cũ, nay cộng thêm cả trăm tấn nước đè xuống thì nỗi lo lại thêm phần chồng chất. Số bồn chứa nước này lắp cũng đã lâu, phần chân đế nhiều cái đã bị ăn mòn, nguy cơ gió bão xô đổ lại càng cao...
Đáng chú ý, khi các đại lý bán bình nước inox bàn giao sản phẩm cho khách hàng, họ không hỗ trợ việc lắp đặt, mà chỉ kéo bình lên vị trí yêu cầu là xong. Nếu chu đáo hơn, họ cũng chỉ trát ximăng vào phần chân đế, rồi đặt bình nước lên. Sau đó, bình nước tự gá vào phần chân đế bằng sức nặng của nước (Bình nước trung bình từ 1.000 – 1.500m3 nước tương đương từ 1 - 3 tấn). “Để đảm bảo bình nước không bị “thổi bay” khi gió bão lớn, chúng tôi hàn thêm sắt, đổ bê tông hoặc buộc dây cố định vào chân đế” – anh Nghệ sống ở khu tập thể Thành Công chia sẻ.
Theo nhiều cư dân sống ở Khu tập thể Bách Khoa, trước đây ở những khu nhà tập thể cũng có hệ thống bể chứa nước. Tuy nhiên, hiện đã xuống cấp và không thể sử dụng được. Bên cạnh đó, nước chỉ được bơm theo giờ nhất định.Bởi vậy, đa số các gia đình ở đây đều phải sắm cho mình một chiếc bình trữ nước inox loại 1m3 - 1,5m3 (phổ biến) hoặc 2m3. “Lo lắng thì nhiều nhưng không thể không có bình trữ nước được vì không ai có thể sống mà thiếu” – chị Thùy Dương bày tỏ.
Cần có cơ chế quản lý
Trên thực tế, việc người dân lắp đặt bồn chứa nước không tuân theo quy chuẩn của nhà sản xuất đã xảy ra tai nạn. Tháng 9/2014, tại Trường Tiểu học Diễn Tháp (ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), bồn nước inox 1.500 lít được để trong khuôn viên trường bất ngờ đổ sập khiến hai học sinh gần đó tử vong. Hay mới đây nhất, ngày 4/9/2015 bồn nước 1.500 lít từ ngôi nhà 4 tầng đã bị gió lốc cuốn rơi xuống dãy trọ ở quận Thủ Đức, TP.HCM khiến bé Phạm Ngô Quỳnh Ngân (8 tháng tuổi) tử vong tại chỗ... |
Nhiều người dân cho biết khi họ mua bồn chứa nước, các nhà phân phối chỉ bảo hành phần kỹ thuật liên quan đến bồn, còn những trường hợp bị hao mòn do thời tiết hoặc nảy sinh các tình huống khác như bị rơi hoặc bật giá đỡ thì nhà sản xuất không chịu trách nhiệm. Công tác lắp đặt chủ yếu do đơn vị giao hàng thỏa thuận với người dân.
Kiến trúc sư Hồ Mạnh Lâm cho rằng, trong quản lý xây dựng có cấp phép cho nhà nhưng bồn nước lắp ở đâu, chỗ nào, chứa đựng ra sao… chưa ai quan tâm và chưa có quy định mua bảo hiểm bồn nước để nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất. Cùng với các công trình xây dựng cao tầng, xây dựng trên cao... những bình nước inox vẫn mọc lên từng ngày. Đặc biệt với những nhà tập thể cũ, chung cư lắp ghép, số lượng bình nước inox sử dụng được người dân chất lên càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Thực tế đang là mối hiểm họa với sự an toàn của người dân.
Trao đổi về vấn đề này, kỹ sư xây dựng Chu Công Ước khuyến cáo, dù chỉ là phụ trong công trình nhưng cũng cần đặc biệt chú ý khi lắp đặt bồn nước. Đặc biệt, ngoài các tiêu chuẩn lắp đặt mà nhà sản xuất yêu cầu, khi lắp bồn các gia đình phải đặt chúng trên mặt phẳng, không chèn kê gỗ, gạch, tự ý gia cố giá đỡ… dưới chân bồn. Ngoài ra, mặt bằng lắp đặt cũng phải bảo đảm chịu được trọng lượng của bồn khi chứa nước.
Luật sư Nguyễn Văn Thành cho biết, mặc dù đây là vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp tới an toàn của người dân, nhưng đến nay chưa có văn bản hay quy định nào quy định cụ thể về quy chuẩn xây dựng, lắp đặt bồn nước trên cao. “Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc để rà soát, kiểm tra mức độ gia cố của các bình nước inox đặt trên tầng thượng các khu chung cư cũ để bảo đảm những “bom nước” trên cao an toàn, không tiềm ẩn những rủi ro “trên trời rơi xuống”. Mặt khác, có thể đưa việc đặt bồn nước vào quy chuẩn cấp phép xây dựng. Đồng thời nhà cung cấp bồn nước phải mua bảo hiểm sản phẩm khi xảy ra sự cố” - Luật sư Thành kiến nghị.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34