Đẩy nhanh việc cải tạo và xây mới
Cại tạo chung cư cũ: Nhiều vướng mắc |
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, trong 3 năm qua (2014-2016), 12 quận nội thành đã tiếp nhận và giải quyết đăng ký thường trú cho 3.542 trường hợp. Việc triển khai quy định đã bước đầu hạn chế tình trạng di cư vào nội thành Thành phố. Hiện nay, quy định đăng ký thường trú ở nội thành Thành phố vẫn đang được triển khai thực thi áp dụng trong công tác đăng ký hộ khẩu thường trú của công an các quận nội thành theo quy định của Luật Cư trú và Luật Thủ đô, không có kiến nghị, vướng mặc về chỉ tiêu được quy định. Quy định chỉ tiêu 15m2 sàn/đầu người đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành TP Hà Nội hiện nay đang áp dụng phù hợp với quy định của các luật liên quan. Do đó, theo ông Lê Văn Dục, việc tiếp tục kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 11 đến năm 2020 là cần thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền HĐND Thành phố.
Sẽ có cơ chế đẩy nhanh việc cải tạo, xây mới các khu chung cư cũ. ảnh internet. |
“Chỉ tiêu này là bảo đảm cao hơn quy định diện tích tối thiểu đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội là 5m2 sàn/1 người (theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 56/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú ngày 29-11-2006) và phù hợp định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch phân khu có liên quan, dân số tại khu vực nội thành Hà Nội đến năm 2015 được xác định là 23,1m2/người (cho nội đô lịch sử) và 26,8m2/người (cho khu vực nội thành còn lại)-- ông Lê Văn Dục cho hay.
Về quy định đăng ký hộ khẩu Thủ đô, theo Khoản 2, 3, 4 Điều 20 của Luật Cư trú, người đăng ký hộ khẩu Thủ đô được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình (vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột...); Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Riêng, trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
“Do đó, việc đề xuất HĐND TP ủy quyền cho Thường trực HĐND TP xem xét, cho ý kiến trước khi UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 99 sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, đồng thời hiện thực hóa chủ trương Chính phủ kiến tạo” |
Với các trường hợp không thuộc Khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú thì phải đáp ứng điều kiện: đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Trên cơ sở đó, theo điều kiện thực tế và tình hình kinh tế-xã hội của Thành phố, UBND TP Hà Nội đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng thực hiện quy định diện tích bình quân đối với nhà thuê nội thành đế công dân được đăng ký thường trú ở nội thành TP Hà Nội đến năm 2020. Phạm vi áp dụng là 12 quận nội thành gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.Trong quá trình triển khai, UBND Thành phố sẽ xem xét, báo cáo HĐND Thành phố điều chỉnh linh hoạt theo từng thời kỳ phù hợp tình hình kinh tế-xã hội.
Bên cạnh đó, theo Giám đốc Sở Xây dựng, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, xây dựng mới các nhà ở cũ, công trình nguy hiểm xuống cấp nên sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc các quận tại khu vực nội đô lịch sử và khu vực hạn chế phát triển, phải cải tạo, xây dựng mới và thuộc diện phải xin ý kiến của HĐND TP trước. Nhưng nếu chờ đến kỳ họp HĐND TP để cho ý kiến thì sẽ không đáp ứng quy định về thời gian thực hiện thủ tục hành chính và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố. “Do đó, việc đề xuất HĐND TP ủy quyền cho Thường trực HĐND TP xem xét, cho ý kiến trước khi UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 99 sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, đồng thời hiện thực hóa chủ trương Chính phủ kiến tạo” - Lê Văn Dục cho biết thêm.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34