Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ: Tạo sức lan toả
Thực hiện nếp sống văn minh trong đám cưới, đám tang | |
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch: Bắt đầu từ nếp sống văn minh nơi công cộng |
Nhiều cách làm hay đạt hiệu quả cao
Phú Đô từ xã lên phường từ năm 2014, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng cao. Từ mô hình quản lý nông thôn sang mô hình quản lý đô thị cần một quá trình nhất định để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân. Những năm trước đây, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang ở phường còn nhiều các hủ tục lạc hậu.
Khi người thân vừa qua đời, các gia đình thường tổ chức nấu cỗ nhiều ngày. Trong đám tang vẫn còn cảnh lăn đường, khóc mướn, rắc vàng mã khi đưa tang. Đặc biệt, nhắc đến hai từ “hỏa táng” trước mặt người cao tuổi được coi là điều cấm kỵ… Những tác động tiêu cực từ các hủ tục lạc hậu này đã làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa thanh lịch của cộng đồng xã hội, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Quận Nam Từ Liêm thường xuyên tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách hỏa táng cho nhân dân. |
Nhận thức ý nghĩa sâu sắc đó, chính quyền phường đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ từ phường tới các khu dân cư, tổ dân phố; đưa yêu cầu thực hiện các nội dung của việc thực hiện tang văn minh vào tiêu chí đánh giá, phân loại thi đua của chi bộ, của cán bộ, đảng viên.
Ban Công tác Mặt trận các tổ dân phố đã đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, đưa những nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ vào quy ước của làng, vào hội nghị Đại biểu nhân dân, vào chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng các điển hình tốt, phát huy sáng kiến và cách làm hay để thực hiện hiệu quả cuộc vận động.
Ông Lê Văn Chư – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phú Đô cho biết, nhờ công tác tuyên truyền tốt, việc tang lễ trên địa bàn phường đã có những chuyển biến rõ rệt, nhiều hủ tục lạc hậu đã dần loại bỏ như: Lăn đường, dải tiền Việt Nam đồng, hạn chế việc dải vàng mã. Các hình thức phúng viếng được gọn nhẹ, trang nghiêm, không tổ chức dài ngày, không để thi hài người quá cố trong nhà quá 36 tiếng, không mở loa đài to và quá thời gian quy định.
Hầu hết, các gia đình không tổ chức làm cỗ mời khách trong đám tang; không tổ chức ăn 3 ngày như trước, một số hộ gia đình khi tổ chức cúng tuần 49 không lấy tiền đặt lễ của khách và không mời hết đầu viếng; không nhận tiền đặt lễ của các cụ từ 70 tuổi trở lên. Vận động, khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng. Kết quả, năm 2018, trên địa bàn phường có 16/29 người mất được đi hỏa táng (đạt tỷ lệ 55,1%). Vận động được 38/41 đám giỗ thực hiện văn minh, tiết kiệm đạt 92,6%.
Tại phường Tây Mỗ, việc thực hiện tang lễ văn minh cũng là một cuộc vận động lớn và là mục tiêu phấn đấu của nhân dân nơi đây. Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố Phú Hà, Tây Mỗ cho biết, trước đây tổ dân phố Phú Hà vốn là khu tập thể quân đội M1. Năm 2008, thực hiện chủ trương của nhà nước và quân đội, bàn giao các khu tập thể quân đội về địa phương, Tổ dân phố Phú Hà được thành lập với khoảng 400 hộ dân. Đến nay, Tổ dân phố Phú Hà luôn là địa phương đi đầu toàn quận trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ với nhiều cách làm hay, đạt hiệu quả cao.
Theo ông Ngọc, quá trình vận động mọi người thực hiện tang văn minh, ông luôn tâm niệm việc làm này phải đi vào thực chất. Chính việc chân tình, gần gũi với bà con lối xóm đã giúp ông rất nhiều trong công tác tư tưởng, chỉ đạo tổ chức quần chúng thực hiện có hiệu quả. Bởi thế nhiều năm qua, ông được người dân bầu làm Trưởng ban tổ chức tang lễ và Trưởng ban tổ chức đám cưới. Mỗi khi có đám hiếu, đám hỷ, ông luôn là người được dân tín nhiệm cử làm “tổng quản” điều hành mọi công việc.
Không phụ lòng tin của mọi người, ông đã đoàn kết, tập hợp nhân lực trong tổ dân phố, tổ chức thành công các đám hiếu, đám hỷ theo nếp sống mới. Ông Ngọc kể: “Mới đây, một gia đình có người thân mất ở nước ngoài, Ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố đã đứng ra lo liệu ma chay chu đáo, phù hợp với thực tế. Tôi không thuê đội kèn, trống ầm ĩ mà dùng nhạc chọn lọc phát trực tiếp từ máy tính phát trong khuôn khổ gia đình, không làm ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. Ban Công tác Mặt trận cũng vận động người dân sau khi mất chọn hình thức hoả táng để phù hợp với tình hình hiện nay”.
Đạt tỷ lệ 70%
Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích hỏa táng được quận Nam Từ Liêm chú trọng triển khai trong thời gian qua. Năm 2014 tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm rất thấp, đạt 36,2%. Nguyên nhân là do phong tục tập quán làng, xã thường lựa chọn hình thức chôn cất, ảnh hưởng vấn đề tâm linh và trình độ nhận thức của một số người dân còn hạn chế nên không lựa chọn hình thức hỏa táng khi có người thân qua đời.
Ông Trần Thanh Long – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm cho biết, quận đã xác định, tập trung quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn, do đó, ngoài chính sách hỗ trợ của Thành phố, Uỷ ban Nhân dân quận đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ cho người dân có hộ khẩu thường trú tại quận Nam Từ Liêm thực hiện hỏa táng tại các cơ sở của Hà Nội với mức: 2.000.000 đồng/trường hợp người chết đưa đi hỏa táng; 6.000.000 đồng/trường hợp người chết thuộc hộ nghèo đưa đi hỏa táng ngoài chế độ hỗ trợ của Thành phố.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn đã được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức. Hàng năm, quận đã tổ chức từ 3 - 4 hội nghị để mời các đại biểu là thành viên Mặt trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ… dự và mời báo cáo viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có uy tín như Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Lan Hiền - Viện trưởng Viện Tôn giáo Học viện Hồ Chí Minh…
Vì vậy, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn đã đạt được thành tích đáng phấn khởi. Cụ thể, tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn quận các năm đạt như sau: Năm 2015, đạt 43,6%; năm 2016, đạt 51,99%; năm 2017, đạt 62,04%; năm 2018, đạt 68,89% và 6 tháng đầu năm 2019 đạt 70%. So kết quả tỷ lệ hỏa táng hiện nay với tỷ lệ cuối năm 2015 thì đã tăng 26,4%. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, quận đã hỗ trợ kịp thời cho 35 trường hợp thuộc hộ nghèo trên địa bàn đã lựa chọn hình thức hỏa táng, mỗi trường hợp 6.000.000 đồng.
Có được kết quả trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trong thời gian qua và từ thực tế địa phương, Uỷ ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Đó là, có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ quận đến phường để tạo sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hỗ trợ khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng khi có người thân qua đời. Song song với đó, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, áp dụng bằng nhiều hình thức như: Trên hệ thống truyền thanh của các phường, lồng ghép vào các cuộc họp, hội nghị, các buổi sinh hoạt của các chi bộ, tổ dân phố, hội, đoàn thể; đặc biệt là Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn thanh niên…
Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp thường xuyên và nâng cao trách nhiệm của các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể của quận, Uỷ ban Nhân dân các phường trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn; thường xuyên rà soát, phân loại, đánh giá công tác triển khai thực hiện và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, phân tích rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ hỏa táng.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01