Thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ
Huyện Quốc Oai: 100% lao động sau khi học nghề đều có việc làm | |
Hà Nội phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5% | |
Khánh thành Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ thanh niên Hà Nội |
Đó là ý kiến của Chuyên gia Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề Việt Nam trong Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” do Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức vừa qua.
Theo đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo việc làm cho người lao động còn có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỷ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn.
Bên cạnh đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp.
Làng nghề lụa Vạn Phúc (ảnh: Đinh Luyện) |
Riêng về Hà Nội, hiện nay là nơi sản xuất tới 80% hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước. Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề và có nghề, với 297 làng nghề truyền thống thuộc 23 quận, huyện, thị xã; trong đó có hơn 60% là làng nghề thủ công mỹ nghệ. Trong số này có 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng nghề nón, mũ lá; 83 làng nghề mây tre, giang đan; 29 làng nghề làm nghề thêu ren; 15 làng nghề chạm, điêu khắc và 11 làng thuộc các ngành nghề khác (gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc, trồng hoa cây cảnh và cây thuốc quý..).
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Hà Nội đa dạng phong phú về chủng loại mẫu mã, đặc biệt có những sản phẩm mang tính riêng biệt đặc thù mà chỉ ở Hà Nội mối có như sản phẩm Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm); dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kị (Gia Lâm); gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức); Lụa Vạn Phúc (Hà Đông), đúc đồng Ngũ Xã (Ba Đình); tò he Xuân La (Phú Xuyên); sừng Thuỵ Ứng (Thường Tín)… Các sản phẩm đã có mặt ở nhiều nơi và được các nước, các tổ chức, cá nhân đánh giá cao về chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.
Các tầng lớp nghệ nhân, thợ thủ công đã được rèn rũa tay nghề từ đời này sang đời khác và có công cải tiến mẫu mã, đảm bảo về giá trị thẩm mỹ, chất lượng và duy trì các yếu tố văn hóa của sản phẩm, đảm bảo phát triển bền vững ngành nghè, làng nghề.
Theo báo cáo số 474/BC-SCT của Sở Công Thương TP. Hà Nội về tình hình phát triển và làng nghề trên địa bàn năm 2017, tổng doanh thu từ 279 làng nghề truyền thống và một số làng nghề của thành phố đạt trên 20 nghìn tỷ đồng. Một số làng nghề thủ công mỹ nghệ có doanh thu cao như làng nghè điêu khắc mỹ nghệ, sơn con thếp vàng Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc thôn Hữu Bằng đạt gần 1.000 tỷ đồng; làng nghề Gốm sứ Bát Tràng đạt gần 2.000 tỷ đồng…
Những con số cho thấy tổng giá trị hàng hóa nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng của ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội chiếm tỷ trọng rát lớn so với toàn ngành trên cả nước.
Vị thế tạo ra ưu thế song cũng là là thách thức và phần nào là rào cản trong phát tiển bền vững của thủ công mỹ nghệ Hà Nội, bởi trong thời hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các làng nghề, phố nghề, các doanh nghiệp làng nghề phải có sự liên kết chặt chẽ để thúc đẩy phát triển toàn diện, mở rộng thị trường, đa dạng hoa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đáp ứng được những đơn hàng lớn, tiết kiệm tối đa chi phí – nguyên vật liệu sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề…
Có thể nói, nhiều năm qua Hà Nội đã làm nhiều việc cho làng nghề và nghệ nhân ngành Thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên chưa đồng bộ, thiếu tầm chiến lược bài bản lâu dài. Bên cạnh sự nỗ lực và hỗ trợ của các cơ quan như Văn hóa, Du lịch, Khoa học công nghệ… chế độ chính sách của các cơ quan chức năng chưa thực sự mặn mà. Bản thân các làng nghề, nghệ nhân và các tổ chức Hội, Hiệp của ngành Thủ công mỹ nghệ Hà Nội còn nhiều hạn chế, cần được Thành phố quan tâm hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04